
>>> Đọc thêm: Cho con sử dụng điện thoại di động: Nên hay không đây mẹ?
4. Tập trung vào những hoạt động khác
Ngoài việc hoàn thành các nhiệm vụ công việc hoặc bài vở ở trường, bạn có thể tham gia những hoạt động ở bên ngoài khác thay vì lãng phí thời gian giải trí trên điện thoại.
Bạn có thể điều hướng năng lượng của mình vào những việc khác như đọc sách, chơi đàn, chơi thể thao,… thay vì dành quá nhiều thời gian xem điện thoại.
Bạn có đang dành hàng giờ trên điện thoại vào buổi tối và cuối tuần không? Bạn có bao giờ nghĩ về sở thích hoặc kỹ năng mà mình muốn thử như thiền, đi dạo, trà đạo,… chưa? Thay vì đọc sách và xem tin tức trên điện thoại, bạn có thể đọc sách giấy hoặc tạp chí. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn sẽ nhớ và giữ được nhiều thông tin hơn theo cách này.
>>> Tham khảo: Cách đọc sách hiệu quả: Nghệ thuật đọc sách
5. Cách cai nghiện điện thoại bằng các công cụ hỗ trợ
Để hạn chế sự phân tâm, bạn có thể sử dụng tính năng “không làm phiền” ở hầu hết các hệ điều hành của điện thoại thông minh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách cai nghiện điện thoại thông minh nhờ sử dụng một số ứng dụng hỗ trợ khác như:
- Screen Time (iOS) – Thời gian sử dụng màn hình: Đây là ứng dụng giúp xác định chính xác lượng thời gian bạn dành cho điện thoại và ứng dụng nào. Công cụ này cho phép bạn cài đặt thời gian ngừng hoạt động và đặt giới hạn cho một số ứng dụng nhất định.
- Digital Wellbeing (Android): Ứng dụng Android này hoạt động theo cách tương tự như công cụ Screen time của iOS.
- SPACE (iOS/Android): Được mệnh danh là ứng dụng “cân bằng điện thoại/cuộc sống”, SPACE cho phép bạn đặt mục tiêu sử dụng điện thoại và so sánh hành vi của bạn với hành vi của bạn bè và gia đình. Ứng dụng SPACE giúp người dùng hiểu cách sử dụng điện thoại và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.
- RescueTime (iOS/Android): Ứng dụng này giúp bạn giới hạn quyền truy cập vào một số ứng dụng nhất định và cho phép bạn kiểm soát tốt hơn so với Screen Time hay Digital Wellbeing.
6. Xóa các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại
Một cách khác giúp cai nghiện điện thoại là xóa các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại. Bạn chỉ có thể kiểm tra thông báo Facebook, Twitter, Instagram… trên máy tính của mình thay vì thao tác trên điện thoại. Việc ít kiểm tra thông báo trên mạng xã hội giúp hạn chế suy nghĩ so sánh bản thân với người khác trên các trang mạng. Điều này có thể giúp cải thiện tâm trạng và ý thức về giá trị bản thân.

7. Thực hành chánh niệm khi sử dụng điện thoại
Cách hạn chế sử dụng điện thoại bằng mindfulness (chánh niệm) là khi bạn bắt đầu cầm điện thoại lên để lướt, hãy bình tĩnh và tự hỏi bản thân:
“Tại sao tôi muốn làm điều này bây giờ hay nó chỉ đơn giản là thói quen?”
Khi thực hiện chánh niệm, bạn cần tập trung vào hiện tại và nhận thức mục đích sử dụng điện thoại là gì, ưu tiên công việc nào, cho ai. Điều này sẽ giúp bạn tập trung sử dụng điện thoại có chủ đích và theo kế hoạch đề ra.
8. Cài đặt màn hình trông kém hấp dẫn
Bạn có thể thử cách cai nghiện điện thoại bằng thủ thuật cài đặt màn hình thành màu trắng đen. Màu sắc có tác dụng kích thích các giác quan và thậm chí cả cảm xúc của chúng ta. Do đó, màu trắng đen có tác dụng giảm khả năng thu hút sự chú ý của điện thoại.
>>> Tìm hiểu: Procrastination là gì? Thói quen trì hoãn ảnh hưởng sức khoẻ thế nào?
9. Nhờ sự hỗ trợ từ người xung quanh
Nếu các cách cai nghiện điện thoại trên khó thực hiện một mình, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài. Bạn có thể chia sẻ và cùng thực hiện cùng với bạn bè, người thân trong gia đình. Bạn cũng có thể nhờ những người thân và bạn bè hỗ trợ trong thời gian cai nghiện điện thoại, chỉ sử dụng 1 ứng dụng duy nhất để liên lạc với thời gian nhất định.
Hy vọng với 9 cách cai nghiện điện thoại đơn giản trên sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian sử dụng điện thoại, dành thời gian đó để tăng năng suất công việc, nghỉ ngơi và cân bằng cuộc sống.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!