Chóng mặt là một trong những tình trạng phổ biến mà rất nhiều người lớn tuổi gặp phải. Những cơn chóng mặt thường xuyên hoặc liên tục có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Chóng mặt hiếm khi nguy hiểm và có thể tự khỏi bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Vậy, người bị chóng mặt nên uống gì để nhanh chóng giảm bớt cảm giác lâng lâng, khó chịu? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nguyên nhân gây chóng mặt có thể là do mất nước, tác dụng phụ của thuốc, giảm huyết áp đột ngột, lượng đường trong máu thấp, vấn đề tai trong, đau đầu, đau nửa đầu, bệnh tim hoặc đột quỵ… Vậy, uống gì bớt chóng mặt?
Bạn có thể quan tâm: 8 cách xử lý khi bị chóng mặt hiệu quả chỉ trong 5 phút
Người bị chóng mặt nên uống gì? Uống nước lọc
Bạn có thể bị mất nước nếu thời tiết quá nóng, ăn uống không đủ chất hoặc nếu bạn đang bị ốm. Nếu không có đủ chất lỏng trong cơ thể, thể tích máu sẽ giảm xuống, làm giảm huyết áp và khiến não không nhận đủ máu, gây ra tình trạng chóng mặt.
Bị chóng mặt nên uống gì? Một cốc nước lọc có thể đủ để khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi lên cơn chóng mặt. Hãy cố gắng uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày), tránh chất kích thích, ngủ đủ giấc mỗi ngày và tránh căng thẳng. Khi lên cơn chóng mặt, hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước nhé!
Tuy nhiên, nếu bạn bị mất nước trầm trọng hơn, có thể cần truyền dịch vào tĩnh mạch. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra xem bạn có cần bổ sung thêm chất điện giải như kali hoặc muối hay không.
Bị chóng mặt nên uống gì? Nước trái cây
Khi không có đủ lượng đường glucose trong máu (hạ đường huyết), não sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên bởi đường trong máu là nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp cho não hoạt động. Do đó mà bạn bị chóng mặt.
Bị chóng mặt nên uống gì trong trường hợp này? Bạn có thể uống nước trái cây như nước cam để làm giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu, đặc biệt nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Nếu cần thiết, bạn phải thêm glucose ở dạng tiêm tĩnh mạch hoặc viên.
Ngoài ra, các loại nước giàu chất điện giải như đồ uống thể thao, nước dừa cũng là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang tìm hiểu bị chóng mặt nên uống gì. Hãy mang theo loại nước này nếu bạn sống ở khu vực thời tiết nóng hoặc có nguy cơ mất nước cao.
Bạn có thể quan tâm: Tại sao người tiểu đường bị chóng mặt thường xuyên?
Nếu bạn cảm thấy chóng mặt buồn nôn, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên uống nước cam và nằm xuống nghỉ ngơi. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 15 phút, bạn có thể cần được chăm sóc khẩn cấp hoặc đến bệnh viện để cấp cứu.
Chóng mặt uống thuốc gì?
Bị chóng mặt nên uống gì? Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số các loại thuốc để điều trị tình trạng chóng mặt. Vậy, chóng mặt uống thuốc gì? Cụ thể như:
- Thuốc lợi tiểu. Nếu bạn bị chóng mặt do bệnh Meniere (một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến tai trong), việc dư thừa chất lỏng trong cơ thể có thể làm triệu chứng nghiêm trọng hơn vì áp lực trong tai trong tăng cao. Vì vậy, bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu kết hợp với chế độ ăn ít muối để giảm tần suất chóng mặt.
- Thuốc kháng histamin và thuốc kháng cholinergic. Bị chóng mặt nên uống gì? Nếu chóng mặt kèm theo cảm giác buồn nôn, bạn có thể cần uống các loại thuốc kháng histamine không kê đơn, chẳng hạn như meclizine hoặc dimenhydrinate để làm giảm chóng mặt, buồn nôn.
- Thuốc an thần. Diazepam và alprazolam có thể gây nghiện, buồn ngủ.
- Thuốc phòng ngừa chứng đau nửa đầu. Nhằm ngăn ngừa chóng mặt do đau nửa đầu.
Tuy nhiên, một số loại thuốc, đặc biệt là những loại thuốc làm giảm huyết áp hoặc thuốc lợi tiểu có thể khiến bạn thêm chóng mặt. Nếu chóng mặt là do thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc thử một loại thuốc khác.
Chóng mặt không nên uống gì?
Bên cạnh vấn đề bị chóng mặt nên uống gì, bạn cũng cần biết thêm những loại thức uống mà người hay bị chóng mặt cần tránh hoặc hạn chế. Tránh sử dụng thức uống có chứa nhiều caffeine (trà, cà phê), rượu bia, đồng thời, hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều muối và không hút thuốc lá. Sử dụng quá nhiều các chất này có thể kích thích thần kinh, làm trầm trọng thêm tình trạng chóng mặt.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn có thể những gợi ý chất lượng khi không biết bị chóng mặt nên uống gì. Nếu phải thường xuyên gặp phải tình trạng chóng mặt và không cải thiện bằng những phương pháp điều trị tại nhà thì hãy thăm khám bác sĩ để được tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời nhé!
[embed-health-tool-bmi]