Người tiểu đường bị chóng mặt là một trong những tình trạng thường gặp. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường huyết thay đổi thất thường, nhưng cũng đôi lúc là do thuốc hoặc các vấn đề y tế khác gây ra.
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành
Người tiểu đường bị chóng mặt là một trong những tình trạng thường gặp. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường huyết thay đổi thất thường, nhưng cũng đôi lúc là do thuốc hoặc các vấn đề y tế khác gây ra.
Vậy, tại sao người tiểu đường thường xuyên bị chóng mặt? Khi nào thì cần gặp bác sĩ và xử trí tình trạng này ra sao? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay qua các thông tin sau đây nhé!
Chóng mặt thường do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng trong trường hợp người tiểu đường bị chóng mặt thường xuyên, nguyên nhân thường bao gồm:
Định nghĩa hạ huyết áp được đồng thuận nhất là mức suy giảm huyết áp tâm thu 20 mmHg, hoặc mức suy giảm huyết áp tâm trương 10 mmHg, hoặc cả hai. Theo đó, đối với những người bệnh có mức huyết áp bình thường vẫn có thể có khả năng hạ huyết áp tư thế khi thay đổi tư thế đột ngột.
Đặc biệt là huyết áp tụt giảm đột ngột khi đang ngồi hoặc nằm mà đứng lên (còn gọi là hạ huyết áp tư thế đứng) thường gây nên các triệu chứng như:
Đây là một trong các tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi và khiến người tiểu đường bị chóng mặt buồn nôn.
Đường huyết cao gây chóng mặt do đâu? Người tiểu đường bị chóng mặt thường xuyên liên quan đến nguyên nhân lượng đường trong máu tăng cao (tăng đường huyết) làm cho thận tăng hoạt động để thải glucose ra ngoài. Từ đó, nước được bài tiết ra nhiều hơn gây mất nước.
Khi cơ thể mất nước, não gặp khó khăn để hoạt động như bình thường và gây ra chứng choáng váng. Ngoài ra, tăng đường huyết còn gây nên các triệu chứng như:
Trong khi tăng đường huyết có thể gây ra một số vấn đề nguy hiểm cho bệnh nhân thì một số trường hợp người tiểu đường đang dùng thuốc điều trị bệnh bị hạ đường huyết quá mức (dưới 4 mmol/L hay 72 mg/dL) cũng trở nên nguy hiểm.
Người bị hạ đường huyết thường biểu hiện các triệu chứng như:
Ngoài ra, các triệu chứng của hạ đường huyết cũng có thể bao gồm:
Một số loại thuốc kể cả thuốc điều trị tiểu đường cũng có thể gây ra tác dụng phụ làm bệnh nhân chóng mặt và mất cân bằng. Điều quan trọng là không nên tự ý ngừng thuốc và mà hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để đưa ra cách xử trí phù hợp. Đồng thời, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé!
Nếu người tiểu đường bị chóng mặt tái phát thường xuyên hoặc nghiêm trọng, cần nhanh chóng đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của đường máu quá cao hoặc quá thấp và cần được can thiệp điều trị đúng cách.
Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân xác định nguyên nhân gây nên những cơn chóng mặt thường xuyên và đưa ra giải pháp cho tình trạng này tùy vào nguyên nhân. Người bệnh có thể cần thêm một số thuốc hoặc các biện pháp để kiểm soát đường huyết ổn định hơn.
Người tiểu đường bị chóng mặt thường xuyên có thể chỉ là triệu chứng thoáng qua nhưng cũng đồng thời là dấu hiệu cảnh báo mà bạn nên quan tâm đúng cách để từ đó can thiệp kịp thời, tránh gây ra các biến chứng tiểu đường khác nhé!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!