backup og meta

Tại sao uống rượu lại đau đầu? Cách xử lý cơn đau đầu hiệu quả

Tại sao uống rượu lại đau đầu? Cách xử lý cơn đau đầu hiệu quả

Tình trạng đau đầu khi tiêu thụ rượu bia sẽ thường xảy ra vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, với những người bị đau nửa đầu thì việc tiêu thụ rượu, bia quả là một ác mộng vì thường xảy ra ngay lập tức. Vậy tại sao uống rượu lại đau đầu?

Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ làm rõ những tác động của rượu bia lên cơ thể, lý giải nguyen nhân tại sao uống rượu lại đau đầu và các giải pháp hữu ích cho bạn. Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!

Tác động của rượu bia lên cơ thể

Cồn trong rượu bia ảnh hưởng xấu đến các bộ phận như não, gan, thận, tim, mạch máu, niêm mạc dạ dày và các hệ thống điều tiết và nội tiết tố khác nhau. Trong rượu bia có chứa ethanol, khi ethanol đi vào cơ thể thì phản ứng ban đầu khá dễ chịu, vui vẻ. Nhưng khi lượng ethanol tăng dần thì tầm nhìn mờ đi, phản ứng và nhận thức chậm dần. Khi nồng độ cồn cao hơn trong máu, có thể dẫn đến tình trạng nấc cụt, chóng mặt, lú lẫn, mất trí nhớ tạm thời, nôn mửa, hôn mê và thậm chí tử vong.

Khi chuyển từ dạ dày vào máu, ethanol sẽ đi vào các tế bào thần kinh của não. Ban đầu, nó sẽ giải phóng endorphine dẫn đến cảm giác sảng khoái và làm suy giảm một số chức năng của thùy trán. Ngoài ethanol ra, khi tiêu thụ rượu bia thì cơ thể còn phải chịu tác động khác từ acetaldehyde – thậm chí còn độc hại hơn ethanol. Chất này tích tụ trong máu khi gan phân hủy rượu thành dạng có thể đào thải khỏi cơ thể. Kết quả của việc tiêu thụ rượu bia với tần suất liên tục và nhiều đối với gan là bệnh xơ gan.

Tình trạng đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, tiêu chảy, chán ăn vào ngày hôm sau chính là tác hại của rượu bia. Dù bạn đã ngưng tiêu thụ rượu bia nhưng dư chấn của việc này vẫn sẽ kéo dài đến hết nửa ngày hôm sau, thậm chí là lên đến 72 giờ nếu tiêu thụ quá nhiều.

Đau nửa đầu khi uống rượu diễn ra như thế nào?

Tại sao uống rượu lại đau đầu 1

Chứng đau nửa đầu (migraine) thường đau đớn và kéo dài lâu hơn so với chứng đau đầu thông thường. Những triệu chứng của đau nửa đầu bao gồm: rối loạn thính giác và thị giác, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng chói… Tình trạng đau nửa đầu có thể xảy ra do căng thẳng hoặc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định. Đặc biệt, việc tiêu thụ quá nhiều rượu bia có thể gây ra đau nửa đầu vì cơ thể bị mất nước và tăng lưu lượng máu lên não. Có 2 dạng đau nửa đầu:

  • Phản ứng nhanh: Tình trạng đau nửa đầu xảy ra trong khoảng 30 phút đến 3 giờ sau khi uống rượu. Tình trạng đau nửa đầu này có thể xảy ra dù bạn chỉ mới uống một ít rượu.
  • Phản ứng chậm: Đau nửa đầu có thể xảy ra khi nồng độ cồn trong máu trở lại bình thường. Nó thường xuất hiện vào sáng hôm sau và có thể xảy ra với bất cứ ai. Tuy nhiên, những người bị chứng đau nửa đầu có nguy cơ mắc phải cao hơn.

Tại sao uống rượu lại đau đầu?

Cồn trong bia rượu gây ra chứng đau đầu, đặc biệt là loại rượu vang đỏ từ lâu đã được biết đến như là tác nhân gây ra chứng đau nửa đầu. Vậy tại sao uống rượu lại đau đầu?

Histamine

Trong rượu có chứa histamine, đặc biệt là rượu vang đỏ vì nguyên liệu ủ loại rượu này có chứa vỏ nho. Nếu cơ thể bạn quá nhạy cảm với histamine thì khi tiêu thụ rượu sẽ dẫn đến tình trạng đau đầu. Ngoài ra, histamine còn có ở các loại thực phẩm như:

  • Phô mai được ủ lâu như phô mai xanh
  • Cà tím, dưa cải, rau bina
  • Xúc xích

Tannin

Ngoài histamine, vỏ nho cũng chứa chất tannin giúp mang lại vị chát cho rượu vang. Tannin cũng thúc đẩy cơ thể giải phóng serotonin, gây ra chứng đau đầu. Rượu vang đỏ có nhiều chất tannin hơn rượu vang trắng. Ngoài rượu ra, tanin còn được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như: trà, sô cô la đen, một số loại trái cây.

Sulfites

Sulfite là những hợp chất giúp bảo quản rượu vang đỏ và trắng. Nó được cho là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu khi bạn uống rượu. Lượng sulfit cao còn được tìm thấy trong:

  • Một số loại trái cây và trái cây khô
  • Khoai tây chiên
  • Dưa muối
  • Nho khô
  • Nước tương

Uống rượu bị đau đầu, làm sao để tránh?

Tại sao uống rượu lại đau đầu 2

Bệnh đau đầu khi uống rượu không thể nào được điều trị dứt điểm. Nếu bạn nhận thấy tình trạng đau đầu xảy ra khi uống rượu thì hãy tránh uống rượu hoặc tiết chế tối đa lượng rượu tiêu thụ. Để giảm bớt tình trạng đau đầu sau khi uống rượu, hãy thử ngay những bí quyết sau:

  • Uống rượu có chừng mực và nhấm nháp đồ uống chậm rãi.
  • Pha rượu với nước ép trái cây hoặc nước ép rau quả. Trong nước ép có chứa đường fructose, loại đường tự nhiên giúp đưa cơ thể trở lại trạng thái bình thường sau khi uống rượu một cách nhanh nhất.
  • Uống xen kẽ giữa đồ uống có cồn và không cồn để hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu bia.
  • Dùng hai thìa mật ong trước khi uống rượu. Vì mật ong vừa cung cấp đường fructose và lại vừa giàu vitamin B6, giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu sau khi uống rượu.
  • Ăn thức ăn chiên, xào trước khi uống rượu. Việc tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ giúp làm mềm đường ruột, từ đó giúp cho quá trình hấp thụ rượu diễn ra lâu hơn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Alcohol and headaches https://www.health.harvard.edu/blog/alcohol-and-headaches-2018102615222 Ngày truy cập: 23/06/2021

Hangover Headache https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/headache/hangover-headache Ngày truy cập: 23/06/2021

Prevention and Treatment for Hangover Headaches https://headaches.org/2009/06/26/prevention-and-treatment-for-hangover-headaches/ Ngày truy cập: 23/06/2021

Migraine https://medlineplus.gov/migraine.html Ngày truy cập: 23/06/2021

What Causes a Wine Headache and How to Avoid One https://www.healthline.com/health/wine-headache#vs-other-alcohol Ngày truy cập: 23/06/2021

Phiên bản hiện tại

24/06/2021

Tác giả: Phối Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Top 4 Bệnh viện và Phòng khám Đa khoa Quốc tế uy tín tại Bình Dương

Vì sao uống rượu đỏ mặt ? Cách xử lý nhanh chóng !


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 24/06/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo