backup og meta

Sử dụng thuốc giảm đau đúng cách để không hại dạ dày của bạn

Sử dụng thuốc giảm đau đúng cách để không hại dạ dày của bạn

Bà M bị đau khớp nhiều năm nay và được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, bà rất sợ và thường xuyên ngừng dùng thuốc giữa chừng vì bị đau dạ dày, buồn nôn và ợ nóng. Bà M tự hỏi, không biết liệu có loại thuốc giảm đau nào không hại dạ dày hay không?

Bà M không phải là trường hợp duy nhất. Các loại thuốc giảm đau, đúng như tên gọi, có thể giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, chúng cũng có khả năng gây ra một số tác dụng phụ hoặc biến chứng nhất định [1]. Việc sử dụng thuốc giảm đau có thể gây hại cho dạ dày nói riêng và cho cả đường tiêu hóa nói chung [2].

Tại sao thuốc giảm đau lại có thể gây hại đến dạ dày?

Các thuốc dùng đường uống sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa theo nhiều cách khác nhau [3]. Một số cơ chế gây hại dạ dày của các thuốc giảm đau có thể kể đến như:

  • Ức chế sự tổng hợp prostaglandin ở niêm mạc dạ dày: Prostaglandin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào ở dạ dày. Việc ức chế tổng hợp prostaglandin có thể làm giảm tiết chất nhầy, tăng tiết axit, giảm lưu lượng máu đến niêm mạc [4].
  • Thay đổi sinh lý hệ tiêu hóa: Một số thuốc giảm đau nhóm opioids có thể gây ức chế nhu động dạ dày, giảm lực căng của dạ dày khi nghỉ và làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày [5, 6].

Thuốc giảm đau sẽ gây ra tác dụng phụ lên dạ dày với tần suất nhiều hoặc ít tùy theo loại thuốc. Một số ảnh hưởng trên dạ dày thường gặp của thuốc giảm đau dạng uống có thể kể đến như ợ nóng, buồn nôn, nôn, kích ứng và co thắt dạ dày [2]. Trong một cuộc khảo sát, nôn được đánh giá là tác dụng phụ tồi tệ nhất trong số nhiều tác dụng phụ phổ biến khác của nhóm thuốc này [7].

Có thuốc giảm đau không hại dạ dày nào không

Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải các tác dụng phụ hiếm và nghiêm trọng hơn, bao gồm [2]:

Ngoài gây hại cho dạ dày, thuốc giảm đau còn có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa dưới và gây ra một số vấn đề như [2]:

  • Kích ứng ruột
  • Vỡ thành ruột
  • Chảy máu hoặc loét ở ruột
  • Chảy máu từ hậu môn

Vậy liệu có loại thuốc giảm đau không hại dạ dày nào không?

Hiện nay, có khá nhiều nhóm thuốc được sử dụng để giảm đau nhưng phổ biến nhất là 3 nhóm: paracetamol, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc giảm đau gây nghiện opioid [8]. Trong số các thuốc giảm đau thông dụng này, paracetamol được xem là loại thuốc giảm đau không hại dạ dày khi được dùng ở liều thấp (< 2g/ ngày) [9].

Paracetamol: Thuốc giảm đau không hại dạ dày khi dùng ở liều thấp

Từ xưa, paracetamol đã được xem là thuốc giảm đau, hạ sốt hiệu quả và an toàn. Theo nhiều nhận định, đây là thuốc giảm đau không hại dạ dày do không gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa như NSAIDs [9].

Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng liều cao paracetamol (>2g/ ngày) có thể gây ra một số tác dụng phụ ở đường tiêu hóa trên như đau và khó chịu vùng bụng, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là thuốc đầu tay trong điều trị các cơn đau nhẹ, đặc biệt đối với bệnh nhân dễ bị loét dạ dày-tá tràng [9].

Paracetamol là thuốc giảm đau không hại dạ dày ở liều thấp

NSAIDs và những tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa

Tuy được xem là thuốc giảm đau không hại dạ dày khi được dùng ở liều thấp, paracetamol chỉ giảm đau và hạ sốt mà không có khả năng kháng viêm, vì vậy không hiệu quả đối với các tình trạng đau liên quan đến viêm [9, 10]. Trong trường hợp này, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) cho thấy nhiều lợi ích hơn trong giảm đau, giảm viêm và hạ sốt [11]. Thang giảm đau 3 bước của WHO khuyến nghị sử dụng NSAIDs bên cạnh paracetamol để kiểm soát các cơn đau ở bước đầu tiên [12].

Dù là nhóm thuốc được dùng khá phổ biến nhưng NSAIDs có khả năng gây ra một số tác dụng phụ nhất định, đặc biệt trên đường tiêu hóa [11, 13]. Nhóm thuốc này là một trong những tác nhân thường gặp gây kích ứng niêm mạc dạ dày và có thể khiến bạn bị đau dạ dày, đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn [3, 14]. Không những vậy, các thuốc nhóm NSAIDs làm suy yếu khả năng chống lại axit của lớp niêm mạc dạ dày và từ đó dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày), loét, chảy máu hoặc gây thủng niêm mạc tại đây. Người lớn tuổi có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ này nhiều hơn do dùng thuốc giảm đau thường xuyên để chữa các bệnh mạn tính [3].

NSAIDs không chỉ gây tác dụng phụ trên dạ dày mà còn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đường tiêu hóa, biểu hiện bởi các tình trạng chảy máu, thủng, hẹp và mất protein qua đường ruột, gặp phải ở cả ruột non và ruột già [15].

Opioid: Thuốc giảm đau có thể gây hại cho dạ dày

Tuy là nhóm thuốc giảm đau mạnh nhất nhưng opioid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hơn so với các nhóm thuốc giảm đau khác [8, 16]. Vì vậy, chúng chỉ được dùng dưới dạng thuốc kê đơn và cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên trong quá trình điều trị [8]. Các thụ thể opioid phân bố nhiều trên đường tiêu hóa nên có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, trào ngược dạ dày thực quản và táo bón [17].

Làm sao để dùng thuốc giảm đau mà không gây hại đến dạ dày?

Do lo ngại các cơn đau dạ dày, bà M dừng dùng thuốc giảm đau. Điều này khiến cơn đau khớp vẫn cứ xuất hiện và làm bà cảm thấy vô cùng đau đớn. Vì vậy, bà tìm đến bác sĩ để được thăm khám. Lúc này, bà chia sẻ về các tác dụng phụ của thuốc giảm đau mà mình gặp phải trước đây và tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu có cách nào giúp bà không còn phải chịu đựng những tình trạng này trong quá trình uống thuốc hay không. Bác sĩ lắng nghe và đã áp dụng một số cách để giúp hạn chế những tác hại của thuốc giảm đau mà bà M có thể gặp phải.

Biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để giảm nguy cơ tiêu hóa của NSAIDs là tránh dùng các thuốc nhóm này ở các bệnh nhân lớn tuổi và sử dụng các biện pháp thay thế khi có thể như sử dụng paracetamol hoặc NSAIDs dùng ngoài [19]. Tuy niên, như đã đề cập ở trên, paracetamol chỉ giảm đau và hạ sốt mà không có khả năng kháng viêm, vì vậy không hiệu quả đối với các tình trạng đau liên quan đến viêm [9, 10]. Trong trường hợp không thể tránh sử dụng NSAIDs, một số phương án có thể được áp dụng như sau:

Phối hợp thuốc bảo vệ dạ dày

Một số thuốc bảo vệ dạ dày như misoprostol và thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể làm giảm nguy cơ bị loét dạ dày-tá tràng do dùng NSAIDs [20, 21]. PPI có hiệu quả trong việc giảm sản xuất axit, trong khi đó misoprostol là một chất tương tự prostaglandin, dùng để thay thế tại chỗ prostaglandin bị ức chế sản xuất do NSAIDs [21]. Điều cần chú ý là PPI chỉ bảo vệ đường tiêu hóa trên mà không bảo vệ được hết toàn bộ đường tiêu hóa. PPIs không phòng ngừa được xuất huyết tiêu hóa dưới do NSAIDs hoặc aspirin [22].

Phương pháp dùng thuốc giảm đau để không hại dạ dày

Dùng các thuốc an toàn trên toàn bộ đường tiêu hóa

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các NSAIDs chọn lọc COX-2 ít tác dụng phụ trên đường tiêu hóa hơn các NSAIDs không chọn lọc [21, 23]. Các NSAIDs này chỉ ức chế enzyme COX-2 trong khi vẫn cho phép cơ thể sản xuất prostaglandin thông qua COX-1, vì vậy có thể giúp duy trì tính toàn vẹn của niêm mạc tiêu hóa. Các NSAIDs chọn lọc COX-2 cho thấy nhiều ưu thế hơn nhờ mang lại lợi ích tương tự các NSAIDs không chọn lọc nhưng ít gây ra độc tính ở cả đường tiêu hóa trên (dạ dày, tá tràng) và có thể cả đường tiêu hóa dưới (ruột non và ruột già) [23].

Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ hoặc gặp các vấn đề khi sử dụng NSAIDs, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được lựa chọn và điều chỉnh thuốc phù hợp. Nhóm bệnh nhân nguy cơ cao bao gồm: bệnh nhân > 65 tuổi; đang sử dụng đồng thời nhiều thuốc (có khả năng tương tác thuốc); bệnh nhân đồng mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy gan hoặc thận; bệnh nhân có tiền sử loét hoặc xuất huyết tiêu hóa; và những bệnh nhận sử dụng NSAIDs lâu dài hoặc với liều tối đa [19].

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp khác dưới đây để giúp hạn chế các tác dụng phụ của thuốc giảm đau nhóm NSAIDs trên dạ dày:

  • Hạn chế thức uống có cồn khi sử dụng NSAIDs [3]
  • Uống thuốc trong bữa ăn hoặc uống cùng một ly sữa hoặc một ly nước đầy sẽ giúp giảm kích ứng dạ dày [3]

Sau khi được chỉ định thuốc giảm đau mới và áp dụng một số phương pháp khác trong quá trình dùng thuốc, bà M không thấy các vấn đề trên dạ dày xuất hiện nữa. Vì vậy, bà tiếp tục tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ và cảm thấy đỡ đau khớp hơn rất nhiều.

Có thể thấy, rất ít thuốc giảm đau không hại dạ dày [3, 5, 9, 14]. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phù hợp có thể giúp bạn hạn chế được các tác hại của thuốc giảm đau trên dạ dày nói riêng và toàn bộ đường tiêu hóa nói chung [20, 21, 23]. Nếu thuộc nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ, hãy trao đổi với bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc hợp lý.

PP-CEL-VNM-0478

VIATRIS đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.

HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. VIATRIS không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Using medication: The safe use of over-the-counter painkillers https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK361006/ Ngày truy cập: 08/01/2021

2. Analgesic Tablet Side Effects by Likelihood and Severity https://www.webmd.com/drugs/2/drug-15964-3/analgesic-oral/aspirin-oral/details/list-sideeffects Ngày truy cập: 08/01/2021

3. Medicines and the Digestive System https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=85&contentid=P00389 Ngày truy cập: 08/01/2021

4. Nonsteroidal antiinflammatory drugs https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B9780702071676000294 Ngày truy cập: 08/01/2021

5. The Useage of Opioids and their Adverse Effects in Gastrointestinal Practice: A Review https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3990131/ Ngày truy cập: 08/01/2021

6. Action of opiates on gastrointestinal function https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2838107/ Ngày truy cập: 08/01/2021

7. Perceptions of Analgesic Use and Side Effects: What the Public Values in Pain Management https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15504623/ Ngày truy cập: 08/01/2021

8. What types of painkillers are there? https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/treatments/drugs/painkillers-and-nsaids/ Ngày truy cập: 08/01/2021

9. Gastrointestinal safety of paracetamol: is there any cause for concern? https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15268644/ Ngày truy cập: 08/01/2021

10. Paracetamol: mechanism of action, applications and safety concern https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24779190/ Ngày truy cập: 08/01/2021

11. NSAIDs https://www.nhs.uk/conditions/nsaids/  Ngày truy cập: 08/01/2021

12. Pharmacologic Therapy for Acute Pain https://www.aafp.org/afp/2013/0601/p766.html Ngày truy cập: 08/01/2021

13. Guidelines to Help Reduce the Side Effects of NSAIDs (Nonsteroidal Anti-inflammatory Drugs) https://www.hss.edu/conditions_guidelines-reduce-side-effects-nsaids.asp Ngày truy cập: 08/01/2021

14. Medication Guide for Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drugs (NSAIDs) https://www.fda.gov/media/73092/download Ngày truy cập: 08/01/2021

15. NSAID-Associated Lower Gastrointestinal Bleeding: Where Do We Stand? https://www.cghjournal.org/article/S1542-3565(12)00904-4/abstract Ngày truy cập: 08/01/2021

16. Pain Relievers https://medlineplus.gov/painrelievers.html Ngày truy cập: 08/01/2021

17. Gastrointestinal Side Effects of Opioid Analgesics https://www.uspharmacist.com/article/gastrointestinal-side-effects-of-opioid-analgesics Ngày truy cập: 08/01/2021

18. Paracetamol: mechanisms and updates https://academic.oup.com/bjaed/article/14/4/153/293533 Ngày truy cập: 08/01/2021

19. The dangers of NSAIDs: look both ways. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4809680/ Ngày truy cập: 08/01/2021

20. Gastritis: How can you prevent painkiller-related peptic ulcers? https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK310269/ Ngày truy cập: 08/01/2021

21. Current approaches to prevent NSAID-induced gastropathy – COX selectivity and beyond https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1884640/ Ngày truy cập: 08/01/2021

22. Protons pump inhibitor treatment and lower gastrointestinal bleeding: Balancing risks and benefits https://www.researchgate.net/publication/311917837_Protons_pump_inhibitor_treatment_and_lower_gastrointestinal_bleeding_Balancing_risks_and_benefits Ngày truy cập: 18/02/2021

23. Nonsteroidal anti-inflammatory drugs and upper and lower gastrointestinal mucosal damage https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3890944/ Ngày truy cập: 08/01/2021

Phiên bản hiện tại

22/02/2022

Tác giả: Phương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Cẩn thận với tác dụng phụ của thuốc giảm đau trên người cao tuổi

Đau khớp gối ở người già: Chăm sóc sao cho hiệu quả?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 22/02/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo