Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày như trào ngược axit, táo bón, co thắt cơ dạ dày hay loét dạ dày. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị thích hợp.
Để điều trị trào ngược, bạn có thể dùng thuốc giảm hay trung hòa axit dạ dày, thuốc đau dạ dày, hoặc thuốc cơ vòng thực quản.
Chất prokinetic giúp giảm cơn đau dạ dày do trào ngược bằng cách tống đẩy thức ăn đi nhanh hơn trong ống tiêu hóa. Vì thế, thời gian thức ăn tồn tại trong dạ dày giảm xuống và sẽ giảm nguy cơ đau dạ dày. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc có chứa metoclopramide (Reglan®), nhưng thuốc sẽ không có hiệu quả với tất cả các bệnh nhân và cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng.
Bạn có thể dùng thuốc nhuận tràng để làm mềm phân hay làm tăng nhu động ruột giúp đi tiêu nhiều hơn.
Thuốc nhuận tràng có tác dụng giữ nước trong phân khiến phân mềm hơn giúp bạn đi đại tiện dễ dàng. Các loại thuốc này gọi là thuốc nhuận tràng tạo khối.
Các loại thuốc nhuận tràng tạo khối thông dụng là ispaghula husk, methylcellulose và sterculia. Khi dùng loại thuốc này, bạn phải uống nhiều nước, không uống thuốc trước khi ngủ. Thuốc sẽ có tác dụng sau 2-3 ngày.
Một loại thuốc nhuận tràng khác là thuốc nhuận tràng đẳng trương. Thay vì giữ nước trong phân, thuốc này giúp tăng lượng nước trong ruột. Từ đó làm mềm phân và khiến bạn muốn đi cầu. Loại thuốc này thường được dùng khi thuốc nhuận tràng tạo khối không hiệu quả.
Thuốc nhuận tràng đẳng trương thường dùng là lactulose và macrogols. Cũng như thuốc nhuận tràng tạo khối, khi dùng loại thuốc đẳng trương bạn cũng phải uống nhiều nước và thuốc sẽ có tác dụng sau 2-3 ngày.
Vài người gặp khó khăn khi đi đại tiện vì cơ vòng ở vùng hậu môn quá yếu. Thậm chí khi phân mềm, cơ vòng hậu môn vẫn phải co bóp thì bạn mới có thể đi ngoài. Loại thuốc này kích thích cơ nằm dọc ống tiêu hóa, giúp chuyển phân và chất thải di chuyển từ ruột già đến hậu môn.
Những thuốc thường dùng thuộc loại này là senna, bisacodyl và sodium picosulphate. Thuốc này chỉ được dùng ngắn hạn và sẽ có công dụng trong 6-12 giờ.
Loét dạ dày thường do nhiễm khuẩn H. pylori. Bạn nên liên lạc với bác sĩ nếu nghi ngờ mình nhiễm vi khuẩn này sau khi đã thử các phương pháp khác mà vẫn không hết đau.
Những thuốc sau có thể giúp giảm axit trong dạ dày:
Khi bác sĩ đã xác nhận bạn bị loét dạ dày do nhiễm H. pylori, bạn cần uống thêm thuốc kháng sinh cùng với những loại thuốc trên trong quá trình điều trị. Thời gian điều trị thường kéo dài khoảng 2-4 tuần. Bạn có thể cần phải lặp lại quá trình điều trị nếu như xét nghiệm vẫn còn vi khuẩn.
Bạn nên thảo luận với bác sĩ hay dược sĩ về cách sử dụng thuốc, liều lượng tiêu chuẩn, tác dụng phụ cũng như tương tác thuốc với các thuốc hay chất bổ sung khác mà bạn đang sử dụng nhé.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!