backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Đau khớp chân: những điều bạn chưa biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thanh Nhàn · Ngày cập nhật: 26/05/2022

Đau khớp chân: những điều bạn chưa biết

Khớp chân là vùng giữa hai xương giúp bạn di chuyển dễ dàng cũng như hỗ trợ cơ chân. Bất cứ chấn thương hay bệnh tật nào ảnh hưởng đến khớp cũng gây đau và hạn chế cử động. Đau khớp chân có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp.

Nguyên nhân nào gây đau khớp chân?

Một số loại chấn thương hoặc bệnh có thể dẫn đến tổn hại ở khớp chân, bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp và lupus: xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm ở các khớp xương và các mô khác. Viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên;
  • Viêm bao hoạt dịch: giữa một cơ bắp, gân hoặc xương có một túi chứa đầy chất lỏng có tác dụng như một chất hấp thụ sốc, được gọi là túi hoạt dịch. Khi túi hoạt dịch bị kích thích có thể sưng và gây đau ở các khớp như đau khớp chân;
  • Gút (Gout): gây ra khi uric axit, chất thải của cơ thể, tích tụ trong máu làm kết tinh và gây viêm ở khớp. Cơn đau do gút đôi khi rất mãnh liệt;
  • Nhiễm trùng;
  • Chấn thương như: gãy xương, bong gân, trẹo khớp;
  • Thoái hóa khớp: đây là vấn đề phổ biến nhất xảy ra ở khớp khi các sụn già và giòn hơn, dễ bị nứt, gãy gây sưng đau khớp chân. Nếu thoái hóa khớp nặng hơn, xương hình thành xung quanh khớp gây cứng khớp và đau khi di chuyển;
  • Khớp quá tải: do hoạt động quá mức chẳng hạn như chạy hoặc đi bộ cả ngày sẽ gây đau khớp chân.

Viêm khớp chân: Nguyên nhân chủ yếu gây đau khớp chân

Viêm xương khớp chân là dạng phổ biến nhất của viêm khớp. Nó là một quá trình thoái hóa. Theo thời gian, sụn – bộ phận có tác dụng như một vật hấp thụ chấn động giữa xương đùi và xương chày – yếu dần đi; hai xương này có thể ma sát với nhau và gây tổn hại khớp. Đôi khi, các gai xương (phần xương nhỏ quá phát) cũng có thể được tạo ra.

Các triệu chứng của viêm khớp chân

đau khớp chân do viêm khớp thoái hóa

Triệu chứng viêm khớp chân có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào tình trạng của từng cá nhân. Các triệu chứng có thể nhẹ, đến và đi nhanh chóng mà không có bất kỳ ảnh hưởng hay biến chứng ảnh hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, các triệu chứng cũng có thể nghiêm trọng và kéo dài, gây hạn chế vận động của bạn.

Các triệu chứng thường gặp nhất của viêm khớp chân là:

  • Đau ở khớp chân. Nếu bạn bị viêm xương khớp, cả hai chân của bạn có thể bị ảnh hưởng theo thời gian. Nếu viêm xương khớp đến sau một chấn thương thì có thể chỉ một bên đầu gối bị ảnh hưởng. Cơn đau có thể tồi tệ hơn khi bạn di chuyển đầu gối (đi bộ, chạy, cử động lên và xuống) hay vào cuối ngày, nhưng đau cũng có thể giảm khi bạn nghỉ ngơi;
  • Cứng đầu khớp chân. Đầu gối của bạn có thể trở nên cứng đi, đặc biệt là sau khi bạn ngồi trong một thời gian. Chứng co cứng có thể giảm bớt khi bạn di chuyển nhẹ nhàng đầu gối của mình;
  • Mất tính linh hoạt. Bạn có thể cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển khớp của mình, chẳng hạn như đứng lên sau khi ngồi, hoặc đi bộ.
  • Cảm giác gai người. Bạn có thể cảm thấy hoặc nghe thấy âm thanh ken két, lạo xạo, răng rắc khi sử dụng đầu gối để di chuyển;
  • Sưng. Sưng là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Bạn có thể bị sưng cứng khi các gai xương phát triển, hoặc sưng mềm khi có dịch trong khớp xương của bạn.

Một số người cũng có thể có những triệu chứng ít gặp hơn như:

  • Nhạy cảm với cơn đau. Bạn có thể cảm thấy nhạy cảm với cơn đau khớp chân. Đôi khi đầu gối có thể trượt ra khỏi vị trí bình thường của nó do các khớp kém ổn định hơn.
  • Các cơ thưa mỏng. Đôi khi, các cơ xung quanh đầu gối của bạn trông bất thường và mỏng hơn so với bình thường.
  • Mặc dù bạn có thể gặp tất cả các triệu chứng trên nhưng đau và cứng khớp chân thì thường gặp hơn cả. Trong những trường hợp nặng, cơn đau có thể khiến bạn thức giấc về đêm. Cơn đau có thể không xuất hiện liên tục ngày này qua ngày khác. Bạn có thể có một vài ngày thoải mái khi cơn đau qua đi và một số ngày mệt mỏi khi cơn đau đến và tệ hơn. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào cường độ hoạt động của bạn.

    Bạn cũng có thể nhận ra thời tiết có thể ảnh hưởng đến cơn đau, thường thời tiết ấm áp và khô ráo sẽ khiến bạn thấy đỡ đau; và cơn đau trở nên tệ hơn khi thời tiết ẩm ướt. Tình trạng này có khả năng xảy ra vì một số dây thần kinh ở khớp chân rất nhạy cảm với những thay đổi trong không khí.

    Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh viêm khớp chân

    đau khớp chân

    Trong một số trường hợp hiếm hoi, các tinh thể có thể phát triển ở các khớp và các nang bắt đầu xuất hiện sau đau khớp chân của bạn.

    Các tinh thể ở khớp

    Tinh thể đôi khi được hình thành trong các khớp chân. Chúng có thể đột nhiên rung chuyển, gây đau dữ dội ở chân. Tinh thể ở khớp chân có thể được nhìn thấy trên hình ảnh X-quang.

    Nang

    Nang là một túi chứa chất lỏng dư thừa được tạo ra từ khớp. Nang có thể hình thành phía sau khớp của bạn. Nang thường không đau, nhưng bạn có thể cảm thấy đau và nhói khi bạn tập thể thao. Nang cũng có thể gây áp lực lên các mạch máu, gây sưng. Trong một số trường hợp, nang vỡ ra, phóng thích chất dịch vào các cơ và gây đau đớn.

    Vậy khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

    đau khớp chân khi nào cần gặp bác sĩ

    Nếu cơn đau của bạn chuyển xấu theo thời gian hoặc bạn bị đau nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh. Bạn có thể thử tập vật lý trị liệu giúp giảm cơn đau do viêm khớp chân. Đây là cách chữa không dùng thuốc hay phẫu thuật vô cùng hiệu quả. Trường hợp xấu nhất, bạn có thể sẽ phải cần phẫu thuật.

    Viêm xương khớp chân thường dẫn đến đau khớp chân, đầu gối. Nhưng các triệu chứng khác có thể được nhìn thấy hoặc cảm thấy, chẳng hạn cứng, sưng, hạn chế vận động, hay cảm giác gai người ở khớp. Nếu bạn có ít nhất một trong các triệu chứng này, bạn nên để ý vì bạn có thể bị viêm khớp chân.

    Các phương pháp giảm đau khớp chân không dùng thuốc hay phẫu thuật

    Mặc dù đau khớp khá phổ biến và gây khó chịu, bạn có thể điều trị bệnh hiệu quả bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc nghỉ ngơi. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

    Chăm sóc tại nhà

    Nghỉ ngơi là điều quan trọng trong giảm đau khớp chân. Bạn cũng có thể tắm bằng nước ấm để giúp thúc đẩy dòng chảy của máu đến các khớp bị ảnh hưởng. Mát xa cũng làm giảm viêm và khuyến khích lành bệnh. Chườm đá giúp giảm đau hiệu quả.  Bạn có thể sử dụng túi nước đá, kem lạnh hay thuốc xịt.

    Vật lý trị liệu

    đạp xe tập thể dục giảm đau khớp chân

    Vật lý trị liệu giúp tăng cường cơ bắp ở khớp, giữ ổn định và di chuyển dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể siêu âm làm ấm và giảm viêm các khớp.

    Hoạt động nhẹ như bơi lội hoặc đi xe đạp giúp thúc đẩy dòng máu đến các khớp và làm giảm căng thẳng trên các khớp.

    Vật lý trị liệu cũng có thể giúp giữ cơ thể khỏe mạnh, cân đối. Thừa cân gây áp lực cao lên khớp nên việc giữ cân nặng và vóc dáng ở mức ổn định là cần thiết.

    Phương pháp điều trị viêm khớp chân tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với nguyên nhân liên quan đến cột sống, bạn có thể lựa chọn một trong những phương pháp hiện có là trị liệu thần kinh cột sống. Với phương pháp này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn chữa tận gốc các cơn đau mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

    Đau khớp chân khá bệnh phổ biến và gây khó chịu, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ độ tuổi nào do có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chữa trị đau khớp hiệu quả bằng nhiều phương pháp không dùng thuốc hay phẫu thuật sẽ giúp hạn chế biến chứng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Thanh Nhàn · Ngày cập nhật: 26/05/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo