backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Vảy phấn hồng

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 27/07/2020

Vảy phấn hồng

Tìm hiểu chung

Vảy phấn hồng là bệnh gì?

Vảy phấn hồng là một loại phát ban phổ biến. Những đốm phát ban này có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục có kích thước khoảng 2,5 đến 5cm và thường phổ biến ở ngực, bụng hoặc lưng. Chúng thường có màu đỏ, hồng nhạt và có vảy xung quanh. Những đốm này thường tự hết sau 2 đến 8 tuần mà không để sẹo nhưng đôi khi bệnh có thể kéo dài lâu hơn. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của vảy phấn hồng là gì?

Phần lớn bệnh không có triệu chứng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị ngứa nhẹ khi phát ban. Những triệu chứng khác có thể bao gồm mệt, sốt, nhức đầu và đau họng. Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng trên sẽ biến mất khi các nốt ban bắt đầu xuất hiện.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu tình trạng phát ban kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh này là gì?

Vảy phấn hồng thường có xu hướng xảy ra vào mùa thu hoặc mùa xuân. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh.

Có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh có thể xảy ra do nhiễm trùng bởi virus, đặc biệt là do một chủng virus Herpes gây ra. Tuy nhiên, loại virus này herpes này không phải là virus gây nên mụn giộp sinh dục.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh này?

Vảy phấn hồng thường xảy ra ở nam nhiều hơn nữ và phổ biến ở những người từ 10 đến 35 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc vảy phấn hồng?

Cũng như nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, trẻ em thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn người lớn. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp dùng để điều trị vảy phấn hồng

Nếu chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ của vảy phấn hồng, bạn có thể không cần phải điều trị, bệnh thường tự hết sau 2-8 tuần. Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn dùng một số loại kem bôi da như hydrocortisone để có thể làm dịu các kích ứng. Bạn cũng có thể dùng thuốc histamin để giảm ngứa.

Ngoài ra, vệ sinh cơ thể mỗi ngày, tắm rửa nhẹ nhàng, phơi nắng vừa phải (tốt nhất là vào sáng sớm) hoặc các liệu pháp ánh sáng khác cũng có thể giúp cho các vết ban thuyên giảm.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào các triệu chứng mà bạn đang có. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để chắc chắn rằng đây không phải là triệu chứng của các bệnh khác (như bệnh giang mai). Ngoài ra, bạn cũng sẽ thực hiện sinh thiết da để việc chẩn đoán được chính xác hơn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của vảy phấn hồng?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến vảy phấn hồng:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà bạn đang dùng.
  • Tắm bằng nước ấm, có thể dùng các sản phẩm sữa tắm từ bột yến mạch để điều trị.
  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 27/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo