backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 25/12/2023

Uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Uống thuốc tránh thai hàng ngày là một trong những biện pháp ngừa thai mang hiệu quả cao. Tuy nhiên, một số chị em khi dùng loại thuốc này gặp phải tình trạng rong kinh, gây phiền toái, mệt mỏi. Vậy uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh có nên uống tiếp không? Làm sao để khắc phục và ngăn ngừa?

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị rong kinh khi sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày. Tình trạng này thường xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc hoặc do uống thuốc không đều, không đúng giờ. Mặt khác, rong kinh cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe nguy hiểm cần điều trị.

Tìm hiểu về hiện tượng rong kinh

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 đến 32 ngày, mỗi lần hành kinh từ 2-7 ngày với lượng máu kinh khoảng 50-80ml.

Rong kinh là hiện tượng thời gian ra máu kinh kéo dài bất thường (trên 7 ngày) hoặc lượng máu mất quá nhiều (>80ml) trong mỗi lần hành kinh. Để đánh giá lượng máu kinh vào mỗi chu kỳ là nhiều hay ít, bạn có thể dựa trên số lượng và tần suất thay băng vệ sinh. Dấu hiệu của rong kinh, chảy máu kinh nguyệt nặng bao gồm:

  • Lượng máu kinh thấm hết một hoặc nhiều băng vệ sinh trong vòng 1 giờ trong vài giờ liên tiếp
  • Thường xuyên phải thức dậy thay băng vệ sinh trong đêm
  • Xuất hiện các cục máu đông có kích thước lớn
  • Mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.

Rong kinh do uống thuốc tránh thai hàng ngày

Thuốc tránh thai hàng ngày có chứa hormone estrogen và progesterone, thường được bán trên thị trường theo vỉ 21 hoặc 28 viên. Hai hormone này có tác dụng ức chế sự rụng trứng, làm dày lớp màn nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng bơi về phía tử cung để gặp trứng thụ tinh. Đồng thời, chúng cũng làm mỏng niêm mạc tử cung để trứng đã thụ tinh không thể bám vào và làm tổ.

Mặc dù đem lại hiệu quả ngừa thai đến 99% khi được dùng đúng cách, nhưng cũng có một số chị em lại gặp phải tình trạng uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc tránh thai khiến cho lượng hormone trong cơ thể thay đổi, đặc biệt là với loại thuốc chỉ chứa progesterone. Cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này có thể xảy ra hiện tượng rong kinh
  • Uống thuốc không đúng cách: Uống thuốc không đúng giờ, không đều mỗi ngày hoặc quên uống thuốc có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và gây rong kinh.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Bị rong kinh khi đang dùng thuốc tránh thai có thể không phải xuất phát từ thuốc tránh thai mà là do các bệnh lý như u xơ tử cung, polyp lòng tử cung, lạc nội mạc tử cung… hoặc do dùng các loại thuốc điều trị khác như thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm… Hoặc bạn ngừa khai không thành công làm ra máu âm đạo.

uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh

Rong kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Mất quá nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt, tay chân lạnh, mệt mỏi, khó thở. Bên cạnh đó, cảm giác ướt át và phải thường xuyên thay băng vệ sinh khiến nhiều chị em khó chịu, mất tự nhiên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập và làm việc.

Uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh có nên uống tiếp không? Khắc phục ra sao?

Uống thuốc ngừa thai bị rong kinh là hiện tượng thường gặp và thường biến mất sau vài tháng. Do đó, trong thời gian đầu mới uống thuốc, nếu gặp phải tình trạng này thì bạn nên:
  • Tiếp tục sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ; nắm rõ nhãn hiệu thuốc, sử dụng đều đặn vào một khung giờ cố định và không quên liều.
  • Chủ động theo dõi chu kỳ kinh, thời gian và lượng máu mỗi kỳ hành kinh để đảm bảo kinh nguyệt dần ổn định khi cơ thể đã thích nghi.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và vận động mạnh. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu sắt như các loại đậu, hạt, ngũ cốc, trái cây, rau lá xanh, socola đen… để giảm tình trạng thiếu sắt thiếu máu.

Trường hợp rong kinh không cải thiện hoặc các triệu chứng ngày một nặng, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám. Tùy thuộc vào tình trạng của từng người, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng thuốc tránh thai hoặc thay thế bằng loại thuốc tránh thai khác. 

Bạn không nên tự ý dừng hoặc thay đổi loại thuốc tránh thai khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh

Cách ngăn ngừa rong kinh khi uống thuốc tránh thai hàng ngày

Một số biện pháp đơn giản sau có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng rong kinh khi uống thuốc tránh thai hàng ngày, bao gồm:

  • Chọn loại thuốc tránh thai phù hợp: Trước khi dùng thuốc tránh thai, chị em nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa sản phụ để được thăm khám, tư vấn và hướng dẫn sử dụng loại thuốc phù hợp. Điều này không những giúp tăng hiệu quả ngừa thai mà còn hạn chế tối đa các nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ.
  • Lập lịch uống thuốc: Sử dụng ứng dụng hẹn giờ hoặc nhắc nhở trên điện thoại giúp bạn uống thuốc đúng giờ, đủ liều và tránh việc quên uống thuốc. Với thuốc tránh thai hàng ngày, bạn có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng dễ nhớ nhất là sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung đa dạng các loại rau củ, trái cây vào khẩu phần ăn; uống nhiều nước; hạn chế tối đa sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn.
  • Không hút thuốc lá
  • Kết hợp vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn có thể tham khảo và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ…

uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân gây rong kinh khi đang dùng thuốc tránh thai, uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh bao lâu và cách ngăn ngừa tình trạng này. Bằng cách chọn loại thuốc phù hợp, uống thuốc đúng cách và thăm khám bác sĩ, bạn có thể kiểm soát tình trạng rong kinh và tiếp tục sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày một cách hiệu quả.

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 25/12/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo