backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Đi bơi có bầu: Nam giới xuất tinh ở hồ bơi có khiến phụ nữ mang thai không?

Thông tin kiểm chứng bởi: Đài Trương


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 09/08/2022

Đi bơi có bầu: Nam giới xuất tinh ở hồ bơi có khiến phụ nữ mang thai không?

Bơi lội là hoạt động thể thao mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những lời đồn đoán về việc đi bơi có bầu do dính tinh trùng của ai đó đã xuất tinh dưới hồ bơi vẫn khiến nhiều người lo lắng không biết thực hư.

Ở bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng làm sáng tỏ thực hư việc đi bơi có bầu có thật không? Xuất tinh khi đi bơi có thể khiến người khác mang thai không? 

Tinh trùng có thể sống trong nước hồ bơi không?

Câu trả lời là không! Tinh trùng có thể sống bên ngoài cơ thể trong một thời gian ngắn với điều kiện thích hợp. Trong khi môi trường nước ở bể bơi không phải môi trường thích hợp để có thể tồn tại đến lúc thụ tinh.

Theo Mayo clinic, tinh trùng xuất tinh vẫn có khả năng tồn tại trong vài ngày qua đường sinh sản nữ phụ nữ. Quá trình thụ thai có thể xảy ra miễn là tinh trùng còn sống (tối đa 5 ngày). Tuy nhiên, môi trường hồ bơi rất khó để tinh trùng có thể sống sốt vì một vài lý do sau:

  • Khi con trai xuất tinh trong bể nước, tinh trùng không chỉ phân tán, mà chúng còn tách khỏi chất lỏng để bảo vệ chúng. Vì vậy rất khó để nước chứa tinh trùng có thể tồn tại trong âm đạo.
  • Thông thường, tinh trùng sau khi được xuất tinh chỉ có thể sống sót trong vài chục giây. Môi trường nước, đặc biệt là nước clo sẽ ngay lập tức  tiêu diệt tinh trùng.
  • Yếu tố thứ 3, trang phục khi đi bơi thường có chất liệu dày dặn. Đây cũng là một rào cản lớn để tinh trùng sống sót và có thể tiếp cận tới trứng để thụ thai.

Phụ nữ có khả năng thụ thai khi nào? 

đi bơi có bầu

Thông thường, để thụ thai, chỉ cần một tinh trùng khỏe nhất, bơi nhanh nhất gặp trứng của người phụ nữ tạo thành hợp tử. Trung bình mỗi lần nam giới xuất tinh, sẽ có gần 100 triệu tinh trùng được xuất tinh.

Tùy vào môi trường nào mà tinh trùng có thể sống sót trong bao lâu. Trên bề mặt khô, như quần áo hoặc giường ngủ, tinh trùng chết vào ngay thời điểm tinh dịch đã khô. Trong môi trường nước, như bồn tắm ấm hoặc bồn nước nóng, tinh dịch có thể sống lâu hơn vì chúng có xu hướng phát triển mạnh ở những nơi ấm áp, ẩm ướt. Tinh trùng trong bồn nước sẽ tìm đường tiếp cận vào bên trong cơ thể của phụ nữ. Vì thế, nam giới xuất tinh ở hồ bơi khiến phụ nữ đi bơi có bầu là việc không thể xảy ra.

Trong trường hợp bạn có quan hệ tình dục ở bể bơi mà không sử dụng phương pháp ngừa thai thì sao? Đây sẽ là một câu chuyện khác. Bởi lúc này, bạn nam xuất tinh vào âm đạo của bạn nữ, và tất nhiên khả năng mang thai là cao khi không có biện pháp phòng ngừa mang thai. 

>>> Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Tinh trùng ít có khả năng thụ thai không?

Đi bơi có bị dính bầu không?

đi bơi có bầu

Bạn nam xuất tinh trong bể bơi và thời gian nếu một cô gái đến tiếp xúc hàng giờ sau đó, liệu có thể mang thai? Không! Mặc dù tinh trùng là tế bào sinh dục có thể di chuyển như đám nòng nọc đang bơi nhưng điều này chỉ xảy ra ở trong cơ thể người phụ nữ. Điều đó có nghĩa là nếu bạn nam xuất tinh vào bể bơi, không ai có thể mang thai chỉ vì đi bơi ở đó. 

Mang thai là điều chỉ có thể xảy ra khi bạn thực sự xuất tinh vào âm đạo. Điều đó nói rằng: Mặc dù bạn không thể mang thai từ tinh trùng trong bể bơi, nhưng bạn có nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm ở tỷ lệ rất thấp. Bởi nhiều bể bơi không được vệ sinh sạch và chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng.

Bạn hoàn toàn có thể đi bơi mà không cần lo ngại vấn đề đi bơi có bầu. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lựa chọn nơi có bể bơi uy tín và chất lượng để đảm bảo an toàn và vệ sinh, không chỉ vì sức khỏe sinh sản (bộ phận sinh dục) mà còn là sức khỏe da liễu và các bệnh truyền nhiễm khác.

>>> Đọc thêm: Quá trình thụ thai: Quá trình tinh trùng gặp trứng

Hy vọng bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc về đi bơi có bầu: xuất tinh khi đi bơi có thể mang thai không? Từ đó hiểu hơn về cơ chế thụ tinh, thời gian sống của tinh trùng và môi trường thụ tinh, vì một sức khỏe tình dục lành mạnh!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin kiểm chứng bởi:

Đài Trương


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 09/08/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo