backup og meta

Bất ngờ với mối quan hệ giữa dinh dưỡng và HIV/AIDS

Bất ngờ với mối quan hệ giữa dinh dưỡng và HIV/AIDS

Chế độ dinh dưỡng và HIV/AIDS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể người bệnh kiểm soát HIV/AIDS hiệu quả hơn. 

Khi được chẩn đoán dương tính với virus HIV, bạn không thể không chú ý đến vấn đề dinh dưỡng vì cơ thể sẽ có những thay đổi do thuốc và bệnh gây ra. Những thay đổi này có thể là sụt cân, nhiễm trùng, tiêu chảy, loạn dưỡng mỡ hoặc các tình trạng khác. Việc cải thiện chế độ ăn uống sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe và kiểm soát bệnh tốt hơn. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa dinh dưỡng và HIV/AIDS, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Tại sao chế độ dinh dưỡng và HIV/AIDS có mối quan hệ với nhau?

Chế độ dinh dưỡng tốt có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe người nhiễm HIV/AIDS như:

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
  • Giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh để có thể “chiến đấu” lại căn bệnh
  • Giúp kiểm soát các triệu chứng và biến chứng HIV
  • Xử lý thuốc và kiểm soát các tác dụng phụ của chúng

Dinh dưỡng và HIV/AIDS: Những điều cơ bản bạn cần biết

Chỉ cần áp dụng các nguyên tắc cơ bản của một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả, gồm:

  • Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc và các loại đậu
  • Lựa chọn thịt nạc và ít mỡ
  • Hạn chế đồ ngọt, nước uống có gas và thực phẩm có đường bổ sung

Bữa ăn chính và ăn phụ nên có protein, carbohydrate và một ít chất béo tốt. Tuy nhiên, bạn cần phải bổ sung bao nhiêu các chất dinh dưỡng này vào thực đơn mỗi ngày? Hãy để Hello Bacsi gợi ý cho bạn nhé:

Calo

Calo là năng lượng có trong thực phẩm và giúp cơ thể có thể hoạt động bình thường. Ở những người bị HIV/AIDS, cơ thể thường khá yếu và nhẹ cân. Do đó, bổ sung nhiều calo sẽ giúp họ có năng lượng và cảm thấy khỏe hơn, cụ thể:

  • Bổ sung 34 calo mỗi kilogram trọng lượng cơ thể nếu bạn muốn duy trì trọng lượng cơ thể
  • Bổ sung 40 calo mỗi kilogram trọng lượng cơ thể nếu bị nhiễm trùng cơ hội
  • Bổ sung 50 calo mỗi kilogram trọng lượng cơ thể nếu bạn đang giảm cân

Protein

protein cho người nhiễm HIV

Protein giúp cấu tạo cơ bắp, cơ quan và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Lượng protein cụ thể dành cho người nhiễm HIV gồm:

  • 100 – 150g mỗi ngày cho nam giới nhiễm HIV/AIDS
  • 80 – 100g mỗi ngày cho nữ giới nhiễm HIV/AIDS

Nếu bạn bị bệnh thận, không nên bổ sung quá 15 – 20% lượng calo từ protein vì sẽ gây áp lực lên thận.

Bạn nên chọn thịt heo hoặc thịt bò nạc, ức gà không da, cá và các sản phẩm từ sữa ít béo.

Carbohydrate

carbohydrate cho người nhiễm HIV

Carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một số lưu ý khi sử dụng carbohydrate như:

  • Bổ sung khoảng 384g trái cây và rau quả mỗi ngày. 
  • Chọn các thực phẩm đa dạng, có nhiều màu sắc để đảm bảo bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Chọn các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt và quinoa. Nếu không bị nhạy cảm với gluten, bạn có thể dùng yến mạch và lúa mạch. Nếu vậy, bạn hãy sử dụng gạo lứt, quinoa và khoai tây để cung cấp tinh bột cho cơ thể. Nếu bạn bị tiểu đường, tiền đái tháo đường hoặc kháng insulin, hãy bổ sung carbohydrate từ rau quả.
  • Hạn chế các sản phẩm có đường đơn, chẳng hạn như kẹo, bánh, bánh quy hoặc kem.

Chất béo

chất béo cho người nhiễm HIV

Chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng hãy bổ sung chất béo lành mạnh và với lượng phù hợp:

  • Bổ sung 30% lượng calo hàng ngày từ chất béo.
  • Bổ sung 10% lượng calo hàng ngày từ chất béo không bão hòa đơn (như các loại hạt, quả bơ, cá, dầu oliu).
  • Bổ sung ít hơn 10% lượng calo hàng ngày từ chất béo không bão hòa đa (như cá, quả óc chó, hạt lanh và ngô, hướng dương, đậu tương).
  • Bổ sung ít hơn 7% lượng calo hàng ngày từ chất béo bão hòa (như thịt mỡ, thịt gia cầm có da, bơ, thực phẩm từ sữa nguyên chất, dầu dừa).

Vitamin và khoáng chất

vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất điều hòa các quá trình trong cơ thể. Những người dương tính với HIV cần thêm vitamin và khoáng chất để giúp sửa chữa và chữa lành các tế bào bị tổn thương. Ngoài ra, bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số nguồn chứa vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như:

  • Vitamin A và beta-carotene: rau và trái cây màu xanh đậm, vàng, cam hoặc đỏ; gan; trứng; sữa
  • Vitamin B: thịt, cá, gà, ngũ cốc, các loại hạt, đậu trắng, bơ, bông cải xanh, rau lá xanh
  • Vitamin C: trái cây họ cam quýt
  • Vitamin E: rau lá xanh, đậu phộng và dầu thực vật
  • Selen: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, thịt gia cầm, cá, trứng và bơ đậu phộng
  • Kẽm: thịt, thịt gia cầm, cá, đậu, đậu phộng, sữa và các sản phẩm từ sữa 

Do cơ thể rất khó để có đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm, nên các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên dùng vitamin tổng hợp/khoáng chất (không có thêm chất sắt). Ngoài ra, nếu không ăn nhiều thực phẩm giàu canxi (rau lá xanh hoặc sữa) mỗi ngày, bạn có thể cần phải bổ sung thực phẩm chức năng có chứa canxi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bạn có nên dùng các sản phẩm này không nhé.

Dinh dưỡng có thể đối phó với các vấn đề do HIV gây ra

Khi mắc bệnh AIDS, cơ thể sẽ có nhiều phản ứng với virus HIV và bạn cũng có thể gặp tác dụng phụ từ thuốc điều trị. Dưới đây là những mẹo để bạn đối phó với một số vấn đề phổ biến nhất:

Buồn nôn và ói mửa

  • Hãy thử những món ăn nhạt, ít béo
  • Ăn các bữa ăn nhỏ hơn mỗi 1 – 2 giờ
  • Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, hoặc thực phẩm có mùi mạnh
  • Uống trà gừng
  • Ăn nhiều thực phẩm lạnh và ít thực phẩm nóng
  • Nghỉ ngơi giữa các bữa ăn, nhưng đừng nằm ngửa
  • Hỏi bác sĩ về thuốc chống buồn nôn.

Tiêu chảy

  • Uống nhiều nước hơn bình thường.
  • Hạn chế sữa, đồ uống có đường hoặc cafein
  • Ăn chậm và thường xuyên hơn
  • Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Hãy thử chế độ ăn B.R.A.T. trong một thời gian ngắn
  • Thay vì dùng thực phẩm tươi, hãy thử đồ ăn nấu chín hoặc đóng hộp.

Giảm cảm giác thèm ăn

  • Tập thể dục để giúp kích thích sự thèm ăn
  • Đừng uống quá nhiều nước ngay trước bữa ăn
  • Ăn cùng với gia đình hoặc bạn bè để làm cho bữa ăn hấp dẫn nhất có thể
  • Hãy thử chia nhỏ bữa ăn và ăn thường xuyên hơn
  • Hỏi bác sĩ về các loại thuốc kích thích sự thèm ăn.

Sụt cân quá nhiều

  • Bổ sung nhiều protein, carbohydrate và chất béo trong chế độ ăn uống
  • Ăn trái cây khô hoặc các loại hạt cho bữa ăn nhẹ
  • Nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thêm một chất bổ sung dinh dưỡng
  • Hỏi bác sĩ về các loại thuốc kích thích sự thèm ăn và điều trị buồn nôn.

Các vấn đề về miệng và nuốt

  • Ăn thức ăn mềm như sữa chua hoặc khoai tây nghiền
  • Tránh ăn rau sống mà hãy nấu chín
  • Chọn trái cây mềm hơn, chẳng hạn như chuối hoặc lê
  • Tránh xa các thực phẩm có tính axit, như cam, chanh và cà chua
  • Gặp bác sĩ để đảm bảo bạn không bị nhiễm trùng cơ hội hoặc cần xét nghiệm chẩn đoán thêm.

Loạn dưỡng mỡ (hội chứng phân phối lại chất béo)

  • Hạn chế chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Chọn chất béo không bão hòa và thực phẩm có nhiều axit béo omega-3, chẳng hạn như cá hồi và cá ngừ
  • Hạn chế rượu và đường tinh chế
  • Ngăn chặn tình trạng kháng insulin bằng cách hạn chế thực phẩm làm tăng mức glucose và insulin – chủ yếu là carbohydrate
  • Ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả giàu chất xơ
  • Tập thể dục.

 

 

 

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nutrition and HIV/AIDS. https://www.webmd.com/hiv-aids/guide/nutrition-hiv-aids-enhancing-quality-life#1. Ngày truy cập 2/3/2020

Nutrition and HIV/AIDS. https://aidsinfo.nih.gov/understanding-hiv-aids/fact-sheets/27/97/hiv-and-nutrition-and-food-safety. Ngày truy cập 2/3/2020

Nutrition and HIV/AIDS. https://www.who.int/nutrition/topics/hivaids/en/. Ngày truy cập 2/3/2020

 

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Quan hệ tình dục không xâm nhập cọ xát bên ngoài có mang thai không?

Đặt vòng tránh thai là gì? Đặt vòng tránh thai có an toàn không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo