backup og meta

Bệnh lậu có chữa được không? Những điều phải biết khi điều trị bệnh

Bệnh lậu có chữa được không? Những điều phải biết khi điều trị bệnh

Bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục và có thể lây nhiễm từ người này qua người kia khi hoạt động tình dục. Bệnh lậu có thể xảy ra mà không có triệu chứng, đặc biệt là ở phụ nữ. Vậy, bệnh lậu có chữa được không? Điều trị bệnh lậu bằng phương pháp nào? 

Bài viết không chỉ trả lời câu hỏi trên. Những thông tin trong bài viết còn giải thích vì sao bạn nên xét nghiệm và điều trị bệnh này càng sớm càng tốt. Đồng thời, một số lưu ý bạn cũng cần biết khi điều trị bệnh lậu có thể giúp ích cho bạn.

Bệnh lậu là bệnh gì?

bệnh lậu có chữa được không

Bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục (STD). Bệnh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lậu gây nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, trực tràng và cổ họng. Căn bệnh này là một trong những bệnh STD phổ biến nhất, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi từ 15-24 tuổi.

Bệnh lậu truyền nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng. Với phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu, bệnh có thể truyền nhiễm từ mẹ sang con khi sinh thường.

Bệnh lậu có chữa được không?

Nếu bạn đang hoang mang không biết bệnh lậu có chữa được không. May mắn câu trả lời là: y học hiện đại có thể chữa được bệnh này. Tuy nhiên, điều kiện cần là bạn cần đi theo phác đồ điều trị đúng của bác sĩ. 


Điều quan trọng là bạn phải dùng đúng liều lượng tất cả các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để chữa nhiễm trùng do bệnh lậu gây ra. Lưu ý, bạn không được dùng chung thuốc chữa bệnh lậu với bất kỳ ai.


Mặc dù thuốc có thể ngăn chặn nhiễm trùng, nhưng những tổn thương vĩnh viễn do bệnh lậu gây ra vẫn sẽ tồn tại và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.


Phương pháp chữa bệnh lậu

Bệnh lậu có chữa được không? Bệnh lậu có thể được điều trị. Hiện nay, phương pháp chữa bệnh lậu phổ biến nhất là điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp và phác đồ điều trị chung của bệnh lậu: Bệnh lậu và cách điều trị bệnh lậu

bệnh lậu có chữa được không

Bệnh lậu có chữa dứt điểm được không?

Mặc dù về cơ bản, bệnh lậu có thể chữa trị được. Tuy nhiên, theo CDC Hoa Kỳ, việc điều trị một số bệnh lậu ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân đến từ các chủng vi khuẩn lậu kháng thuốc ngày càng gia tăng.

Chính vì thế, không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi: Bệnh lậu có chữa dứt điểm được không? Bạn vẫn cần tái khám tại các trung tâm y tế nếu như các triệu chứng của bạn tiếp tục kéo dài hơn 3-5 vài ngày sau hoàn tất điều trị.


Nếu bạn đã từng bị bệnh lậu và đã dùng thuốc trước đây, bạn vẫn có thể bị lại khi quan hệ không an toàn với người nhiễm bệnh. Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu bạn quan hệ tình dục không dùng bao cao su.

Những điều cần biết khi điều trị bệnh lậu

Vậy, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: bệnh lậu có chữa được không? Nếu bạn đang, hoặc có ý định điều trị bệnh lậu, những điều sau đây sẽ giúp ích cho quá trình trị liệu của bạn. 

  • Uống thuốc đúng liều lượng và đều đặn theo đúng yêu cầu của bác sĩ, ngay cả khi các triệu chứng của bạn biến mất sớm. Nguyên nhân là tình trạng nhiễm trùng vẫn tồn tại trong cơ thể bạn cho đến khi bạn uống hết thuốc kháng sinh theo đúng đơn thuốc.
  • Đối tác của bạn cũng nên được điều trị để không tái lây nhiễm cho nhau, hoặc cho bất kỳ ai khác.
  • Hãy kiểm tra lại sau 3 tháng để đảm bảo rằng bạn đã hết nhiễm trùng.
  • Không chia sẻ thuốc của bạn với bất kỳ ai. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một liều kháng sinh riêng cho đối tác của bạn. Đảm bảo rằng cả hai bạn đều uống hết số thuốc nhận được.
  • Nếu bạn vẫn còn các triệu chứng sau khi kết thúc điều trị, hãy gặp lại bác sĩ để được kiểm tra.

Bệnh lậu có chữa khỏi hẳn được không? Ngay cả khi bạn điều trị dứt điểm và bệnh lậu khỏi hoàn toàn thì vẫn có khả năng bị lây nhiễm bệnh lậu trở lại. Bệnh lậu không phải chỉ xảy ra một lần. Vì vậy, hãy sử dụng bao cao su và đi kiểm tra thường xuyên.

Rủi ro khi không điều trị bệnh lậu 

Bệnh lậu có chữa được không? Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục này có thể dễ dàng chữa khỏi với kháng sinh theo chỉ định và phác đồ phù hợp. Tuy nhiên, nó có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Mắc bệnh lậu cũng làm tăng khả năng nhiễm hoặc lây lan HIV. Trong trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn lậu không được điều trị cũng có thể lây lan sang máu, da, tim hoặc khớp. Từ đó dẫn đến, hoặc gia tăng các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Với những đối tượng khác nhau, bệnh lậu không được điều trị dẫn đến những nguy cơ khác nhau:

  • Rủi ro khi không điều trị bệnh lậu ở phụ nữ

Vi khuẩn lậu có thể lây lan đến tử cung và ống dẫn trứng. Từ đó, gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID). PID có thể không có bất kỳ triệu chứng nào vào thời gian đầu. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn: đau mãn tính, vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung. 

  • Rủi ro khi không điều trị bệnh lậu ở nam giới

Nhiễm trùng lậu không được điều trị có thể lây lan đến mào tinh hoàn gây đau tinh hoàn. Dù hiếm gặp, bệnh lậu không được điều trị vẫn có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới.

  • Rủi ro khi không điều trị bệnh lậu ở trẻ sơ sinh

Nếu phụ nữ đang mang thai mắc bệnh lậu và không điều trị, bệnh có thể được truyền sang con khi sinh thường. Bệnh lậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Bao gồm mù lòa, nhiễm trùng khớp, thậm chí gây nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Cách tốt nhất để ngăn chặn tất cả những vấn đề này? Hãy đi xét nghiệm và điều trị sớm căn bệnh này!


Câu hỏi thường gặp về bệnh lậu

bệnh lậu có chữa được không

Bệnh lậu uống thuốc kháng sinh có khỏi không?

Bạn có thể chữa khỏi với toa thuốc kháng sinh từ bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe phát sinh, bạn cần tái khám và hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn không nên tự ý thay đổi hoặc dừng thuốc. 

Mất bao lâu có thể quan hệ tình dục trở lại sau khi điều trị bệnh lậu?

Theo khuyến cáo, người mắc bệnh lậu cần chờ đợi ít nhất 7 ngày sau khi uống hết thuốc trước khi quan hệ tình dục. Bệnh nhân và đối tác của họ nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi hoàn thành đợt điều trị và các triệu chứng đã biến mất hoàn toàn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm, hoặc tái lây nhiễm bệnh lậu. 

Những người từng bệnh lậu nên được đến bệnh viện kiểm tra lại khoảng 3 tháng sau đợt điều trị, ngay cả khi đã được điều trị thành công. 

Những câu hỏi khác về bệnh lậu

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn câu trả lời đầy đủ về thắc mắc: bệnh lậu có chữa được không? Như đã đề cập, căn bệnh này có thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, bệnh lậu sẽ dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng nếu như không điều trị sớm.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Gonorrhea – Diagnosis and treatment – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gonorrhea/diagnosis-treatment/drc-20351780 Ngày truy cập: 18/7/2022

Where Can I Get Treated For Gonorrhea? | Treatment Info https://www.plannedparenthood.org/learn/stds-hiv-safer-sex/gonorrhea/how-do-i-get-treated-gonorrhea Ngày truy cập: 18/7/2022

STD Facts – Gonorrhea https://www.cdc.gov/std/gonorrhea/stdfact-gonorrhea.htm Ngày truy cập: 18/7/2022

Gonorrhea: MedlinePlus Medical Encyclopedia https://medlineplus.gov/ency/article/007267.htm Ngày truy cập: 18/7/2022

Gonorrhoea – Better Health Channel https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/gonorrhoea Ngày truy cập: 18/7/2022

Gonorrhea | Office on Women’s Health https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/gonorrhea Ngày truy cập: 18/7/2022

Phiên bản hiện tại

25/07/2022

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Đặt vòng tránh thai là gì? Đặt vòng tránh thai có an toàn không?

Bệnh chlamydia và bệnh lậu: Điểm giống và khác nhau


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 25/07/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo