Chlamydia và bệnh lậu đều là những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD hay STI). Những ai quan hệ tình dục bằng miệng, bộ phận sinh, hậu môn đều có khả năng mắc bệnh.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Chlamydia và bệnh lậu đều là những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD hay STI). Những ai quan hệ tình dục bằng miệng, bộ phận sinh, hậu môn đều có khả năng mắc bệnh.
Các triệu chứng của hai bệnh nhiều khi trùng lặp, khó xác định. Khi nghĩ mình có bệnh, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để xét nghiệm và nhận được chẩn đoán chính xác.
Chlamydia là bệnh lây qua đường tình dục phổ biến, gây ra bởi vi khuẩn chlamydia trachomatis. Bệnh có thể lây nhiễm ở cả nam và nữ. Phụ nữ bị nhiễm chlamydia ở cổ tử cung, trực tràng hoặc cổ họng. Đàn ông bị nhiễm chlamydia ở niệu đạo (bên trong dương vật), trực tràng hoặc cổ họng.
Khi thai phụ bị chlamydia, em bé mới sinh có khả năng cũng bị nhiễm bệnh ở mắt và phổi.
Bệnh lậu cũng là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến nhất, xuất hiện ở nam và nữ. Bệnh lậu ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng, cổ họng (qua tiếp xúc trực tiếp khi quan hệ tình dục bằng cơ quan sinh dục, bằng hậu môn hoặc bằng miệng). Bệnh lậu có thể lây nhiễm vào cổ tử cung ở nữ giới.
Trẻ sơ sinh cũng có khả năng bị nhiễm bệnh lậu nếu người mẹ mắc bệnh.
Chlamydia và lậu đều không phát triển triệu chứng rõ rệt. Thậm chí, có người còn không biết mình mắc bệnh vì không nhận thấy điều gì khác thường.
Dấu hiệu bệnh chlamydia đôi khi không xuất hiện trong khoảng vài tuần kể từ lúc bị nhiễm bệnh.
Dấu hiệu của bệnh lậu ở nam giới thường nghiêm trọng hơn nữ giới. Có trường hợp các chị em không thấy bất kỳ triệu chứng nào hoặc nếu có thì chỉ ở mức độ nhẹ.
Các triệu chứng trùng lặp giữa hai căn bệnh này (ở cả hai giới) như sau:
Phụ nữ có khả năng gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn nếu viêm nhiễm lan lên tử cung và ống dẫn trứng. Điều này dễ kéo theo chứng bệnh viêm vùng chậu (PID) với các triệu chứng:
Cả hai bệnh đều do vi khuẩn. Bệnh chlamydia do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra, trong khi neisseria gonorrhoeae là “thủ phạm” của bệnh lậu.
Bạn có thể tham khảo thêm: Cách sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục
Bạn có thể tham khảo thêm: Nhiễm nấm chlamydia trong thai kỳ và cách điều trị
Những đối tượng sau có khả năng mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục:
Việc chẩn đoán, xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu dựa trên những phương pháp khá tương tự nhau.
Cả hai bệnh chlamydia và bệnh lậu đều điều trị được bằng kháng sinh, nhưng khả năng tái nhiễm sẽ cao nếu đã bị STI trước đó.
Chlamydia thường được điều trị bằng:
Các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau vài ngày kể từ lúc bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ xác nhận là tình trạng nhiễm trùng đã được chữa dứt.
Bác sĩ sẽ kê toa ceftriaxone dưới dạng tiêm, cũng như azithromycin đường uống để điều trị bệnh lậu. Đây được gọi là điều trị kép.
Sử dụng cả hai loại kháng sinh giúp điều trị tình trạng nhiễm trùng tốt hơn so với chỉ sử dụng một loại duy nhất.
Tương tự như với bệnh chlamydia, bệnh nhân được yêu cầu không quan hệ tình dục cho đến khi hết nhiễm trùng.
Vi khuẩn gây bệnh lậu có nhiều khả năng kháng kháng sinh hơn vi khuẩn gây bệnh chlamydia. Khi người bệnh bị nhiễm một chủng kháng thuốc, họ sẽ được bác sĩ khuyên dùng các loại kháng sinh thay thế.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!