backup og meta

Dự đoán tuổi thọ của bạn qua số lượng răng bị mất đi

Dự đoán tuổi thọ của bạn qua số lượng răng bị mất đi

Cách dự đoán tuổi thọ qua số lượng răng bị mất đi có thể khiến bạn phải quan tâm đến chăm sóc răng miệng hơn nhằm đảm bảo sức khỏe khi lớn tuổi.

Kết quả của nghiên cứu là số chiếc răng bị rụng có liên hệ với chất lượng cuộc sống. Những người cao tuổi ở độ tuổi 74 mà vẫn có hàm răng đầy đủ thường sống thọ tới 100 tuổi.

Có những bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ giữa hiện tượng rụng răng và những căng thẳng về trải nghiệm xã hội, cảm xúc, kinh tế và giáo dục cùng các vấn đề sức khỏe như các bệnh mạn tính, yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng và lối sống.

Răng miệng phản ánh sức khỏe toàn diện

Những bằng chứng chỉ ra rằng những người khoảng 65 tuổi mà đã bị rụng 5 hoặc 6 chiếc răng thường bị mắc những bệnh nghiêm trọng có thể làm giảm tuổi thọ như là bệnh tim mạch, tiểu đường và loãng xương. Những căn bệnh này cũng có mối liên hệ tới chất lượng cuộc sống, vị trí xã hội và mức thu nhập.

Có nhiều lý do dẫn tới rụng răng như sang chấn tâm lý, hút thuốc hoặc chỉ đơn thuần là do tiếp diễn những thói quen vệ sinh răng miệng không lành mạnh hoặc cũng có thể liên quan tới bệnh viêm nướu răng, một bệnh răng miệng có liên quan tới điều kiện sức khỏe như bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường.

Các bằng chứng về tình trạng sức khỏe răng miệng được coi là tiêu chí hữu ích để đánh giá toàn bộ sức khỏe. Vì vậy chăm sóc răng miệng đúng cách và đặc biệt lưu ý đến những hiện tượng mới xảy ra là điều vô cùng cần thiết vì đó có thể là một dấu hiệu tiên báo các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng

Bạn nên thực hiện 3 quy tắc đơn giản để chăm sóc răng miệng là:

  • Giảm lượng thực phẩm và thức uống có đường
  • Khám răng định kì thường xuyên tại phòng khám nha khoa
  • Đánh răng vào buổi tối và thêm ít nhất một lần trong ngày với kem đánh răng có chứa chất fluor

Điều này rất hữu ích để giúp bạn đề phòng bệnh không chỉ về răng miệng mà còn cho toàn bộ cơ thể. Vì vấn đề về sức khỏe răng miệng có thể khiến bạn mắc nhiều bệnh và vấn đề không mong muốn.

Những bệnh liên quan đến sức khỏe răng miệng

Dinh dưỡng và giao tiếp

Khi răng bị rụng vì những lý do riêng, việc mất răng có thể ảnh hưởng tới ăn uống và vì vậy các chất dinh dưỡng cung cấp cho người bị rụng răng sẽ không được đảm bảo, đồng thời khả năng giao tiếp của họ cũng bị ảnh hưởng.

Bệnh tim mạch và đột quỵ

Khi bị viêm nướu răng, các vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu và gây bệnh tim hoặc bệnh hẹp động mạch. Nguyên nhân là do một loại protein từ vi khuẩn này đã làm nghẽn động mạch và hạn chế lượng máu cung cấp cho não gây ra đột quỵ.

Bệnh liên quan đến hô hấp

Khi bị bệnh nha chu, vi khuẩn này thậm chí còn có thể thâm nhập vào máu, tấn công phổi và phế quản.

Suy giảm hoặc mất trí nhớ

Một nghiên cứu về nướu răng cho thấy các vi khuẩn này có thể giải phóng các độc tố có khả năng làm viêm não và tổn thương các tế bào thần kinh. Rụng răng do sức khỏe răng miệng kém cũng có liên hệ với khả năng bị suy giảm trí nhớ hoặc mắc bệnh như Alzheimer.

Vấn đề về sinh sản

Nhiều nghiên cứu cho thấy các vấn đề về răng miệng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Ở nam giới, người mắc bệnh nha chu nguy cơ rối loạn cương cao gấp 7 lần so với những người có răng miệng khỏe mạnh. Ở phụ nữ mang thai, nhiễm trùng nướu có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và tăng nguy cơ sinh non.

Vì bạn có thể dự đoán tuổi thọ qua số lượng răng bị rụng đi nên bạn lại càng phải chú ý đến chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bạn nên đi khám nha sĩ thường xuyên để kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu có thể làm rụng răng. Hãy luôn chăm sóc răng miệng thật tốt để duy trì sức khỏe và sống thọ hơn nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How many teeth have you lost? The number of teeth we have could tell us how long we’ll live
https://www.dentalhealth.org/news/details/949
Ngày truy cập: 16.03.2018

The Link Between Oral Health and Medical Illness
https://www.everydayhealth.com/dental-health/oral-conditions/oral-health-and-other-diseases.aspx
Ngày truy cập: 16.03.2018

 

Phiên bản hiện tại

16/06/2020

Tác giả: Hồng Nhung

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Hải


Bài viết liên quan

Cách lựa chọn thực phẩm giúp bạn bảo vệ răng miệng

10 bí quyết chăm sóc răng miệng cho cả nhà đúng cách, hiệu quả


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hồng Nhung · Ngày cập nhật: 16/06/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo