Sau khi niềng răng móm, bạn không chỉ có gương mặt ưa nhìn hơn mà sức khỏe răng miệng cũng được cải thiện. Vậy quy trình niềng răng móm giá bao nhiêu và có phức tạp không?
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Albert Lê Khôi Việt · Nha khoa · Nha khoa Premier - Premier Dental Vietnam
Sau khi niềng răng móm, bạn không chỉ có gương mặt ưa nhìn hơn mà sức khỏe răng miệng cũng được cải thiện. Vậy quy trình niềng răng móm giá bao nhiêu và có phức tạp không?
Tình trạng răng móm có thể khiến gương mặt mất cân đối và sức khỏe răng miệng cũng bị ảnh hưởng. Bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách niềng răng móm và luôn giữ vệ sinh răng miệng thật tốt.
Tình trạng răng móm là khi răng hàm dưới nhô ra ngoài nhiều hơn răng hàm trên. Thông thường, các răng sẽ khít với nhau để giúp bạn không phải cắn má, môi hoặc lưỡi khi ăn. Tuy nhiên, có một số lý do có thể khiến răng hàm dưới nhô ra nhiều hơn hàm trên và dẫn tới tình trạng răng móm.
Có một số trường hợp hàm dưới nhô ra rất ít so với hàm trên và gần như không đáng chú ý. Thế nhưng, một số trường hợp khác hàm dưới nhô ra quá nhiều lại có thể ảnh hưởng tới cấu trúc gương mặt.
Ngoài vấn đề thẩm mỹ, tình trạng răng móm cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Một số trường hợp bị móm răng nặng có thể dẫn đến các bệnh về răng miệng như:
Có nhiều nguyên nhân khiến răng móm như sau:
• Thói quen xấu khi nhỏ: Một số thói quen khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ móm răng. Một số thói quen xấu có thể kể đến là:
– Mút ngón tay
– Dùng lưỡi đẩy răng
– Hay dùng núm vú giả dù đã trên 3 tuổi
– Bú bình trong thời gian dài dù đã qua tuổi sơ sinh
• Di truyền: Tình trạng móm răng thường do di truyền trong gia đình. Bạn có nhiều khả năng bị móm răng nếu trong gia đình có một thành viên bị móm. Bên cạnh đó, một số người có thể mắc các dị tật bẩm sinh như sứt môi và hở hàm ếch cũng có nguy cơ bị móm răng cao.
• Chấn thương: Các chấn thương nghiêm trọng ở mặt có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho xương hàm. Tuy bác sĩ có thể giúp bạn chữa các chấn thương ở xương hàm nhưng hàm thường khó quay lại vị trí bình thường như trước. Điều này có thể dẫn đến tình trạng răng móm.
• Khối u: Các khối u trên xương hàm hoặc trong miệng có thể làm cho hàm nhô ra và gây móm răng.
Thường tình trạng răng móm nhẹ không gây ảnh hưởng nhiều nên bạn sẽ không cần can thiệp. Tuy nhiên, bạn cần tìm cách điều chỉnh nếu tình trạng răng móm quá nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc chỉnh răng móm sẽ mang đến nhiều lợi ích như:
– Dễ vệ sinh răng miệng hơn.
– Giảm nguy cơ sâu răng và mắc các bệnh nướu răng.
– Răng, hàm và cơ mặt bớt bị căng. Điều này có thể giúp bạn giảm nguy cơ gãy răng và viêm khớp thái dương hàm.
Để chỉnh răng móm hiệu quả, bạn cần thực hiện một số thủ thuật y tế như phẫu thuật hàm hay niềng răng. Tuy nhiên, trong những trường hợp tình trạng móm không nặng thì niềng răng sẽ thích hợp hơn.
Trước khi đến phòng khám nha khoa, bạn nên tìm hiểu kỹ về quy trình niềng răng, các loại niềng răng và niềng răng móm giá bao nhiêu.
Quy trình niềng răng móm ở từng phòng khám nha có thể khác nhau đôi chút. Nhìn chung, một quy trình niềng răng móm đầy đủ sẽ bao gồm các bước sau:
• Khám lâm sàng và chụp X – quang: Nha sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng và chụp X – quang cả hàm răng rồi đưa dữ liệu vào máy để phân tích tình trạng móm. Sau khi đã có hình ảnh về tình trạng răng miệng của bạn, nha sĩ sẽ phân tích và giúp bạn lên kế hoạch niềng răng cũng như hình dung kết quả sau khi niềng.
• Tư vấn niềng răng móm: Nha sĩ sẽ tư vấn sâu hơn về phác đồ chỉnh răng móm như nên dùng loại niềng nào, giá cả bao nhiêu, niềng trong bao lâu…
• Làm sạch răng miệng: Sau khi bạn đã đồng ý với phác đồ chỉnh răng móm, nha sĩ sẽ giúp bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh các bệnh nha khoa sau này. Ở bước này, nha sĩ cũng sẽ giúp bạn xử lý các vấn đề về răng miệng như sâu răng, mẻ răng…
• Lắp mắc cài: Đây là bước nha sĩ lắp mắc cài và dây cung bạn đã chọn vào răng. Sau khi đeo niềng răng khoảng vài tiếng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu ở răng và nướu. Cảm giác khó chịu này thường kéo dài một tuần và sẽ bớt dần khi bạn đã quen với việc đeo niềng răng. Trong quãng thời gian đeo niềng, dây cung tạo áp lực lên răng và dần dần kéo răng vào đúng vị trí.
Tùy theo chỉ định của nha sĩ, bạn sẽ cần tái khám định kỳ sau mỗi 1 tuần, 2 tuần hay 1 tháng… Mỗi lần tái khám, nha sĩ sẽ chỉnh mắc cài cũng như chụp X-quang răng và hàm để theo dõi hiệu quả của quá trình niềng răng móm.
• Tháo niềng răng: Sau khi đã kết thúc phác đồ, nha sĩ sẽ giúp bạn tháo niềng răng và theo dõi sức khỏe răng miệng trong một thời gian để kịp thời can thiệp khi răng có vấn đề. Bạn cũng cần chăm sóc răng miệng thật kỹ ở giai đoạn này bằng cách ăn thức ăn mềm và vệ sinh răng miệng kỹ càng. Ngoài ra, bạn cũng cần có dụng cụ bảo vệ răng phù hợp khi tham gia các hoạt động mạnh có nguy cơ ảnh hưởng tới răng như chơi thể thao.
Có rất nhiều loại niềng răng với độ thẩm mỹ và thoải mái khác nhau mà bạn có thể lựa chọn dựa theo tình trạng móm của răng, sức khỏe răng miệng và điều kiện kinh tế của mình.
Mức giá niềng răng móm rất đa dạng tùy vào loại mắc cài, tay nghề nha sĩ và mức độ móm của răng. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số mức giá cho từng loại niềng răng như sau:
Niềng răng móm vừa là cách giúp bạn có gương mặt thanh thoát và hài hòa hơn vừa giúp cải thiện sức khỏe răng miệng. Một nụ cười tỏa sáng luôn xứng đáng với thời gian và tiền bạc bạn bỏ ra để chỉnh răng đấy!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Thạc sĩ - Bác sĩ Albert Lê Khôi Việt
Nha khoa · Nha khoa Premier - Premier Dental Vietnam
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!