backup og meta

Hướng dẫn cách tẩy lông vùng kín tại nhà cho nữ

Hướng dẫn cách tẩy lông vùng kín tại nhà cho nữ

Tẩy lông vùng kín là chủ đề được nhiều phụ nữ quan tâm. Tẩy lông vùng kín có sao không? Việc tẩy hoặc cạo lông mu không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của phụ nữ. Tuy nhiên, khi tẩy lông, bạn cần chú ý đến thao tác tẩy lông đúng cách và vấn đề vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm vùng kín.

Lông vùng kín mọc xung quanh cơ quan sinh dục khi nữ giới bước vào giai đoạn dậy thì. Lông mu ở phụ nữ có chức năng bảo vệ và giữ ấm cho vùng kín, đồng thời cũng là một phần của nét đẹp tự nhiên của cơ thể.

Lông mu ở nữ giới có những chức năng nhất định, cụ thể như: ngăn chặn bụi bẩn và các mầm bệnh, giảm ma sát và bảo vệ da, điều hòa nhiệt độ của vùng kín, hấp dẫn bạn tình,…

Có nên tẩy lông vùng kín không?

Thắc mắc “tẩy lông vùng kín có ảnh hưởng gì không” là một trong nỗi băn khoăn của nhiều phụ nữ khi muốn tẩy lông vùng kín. Nếu bạn muốn loại bỏ lông mu, bạn có thể sử dụng các phương pháp tẩy lông an toàn.

Về mặt sinh học tự nhiên, lông vùng kín có chức năng bảo vệ và giữ ẩm cho vùng kín. Tuy nhiên việc tẩy lông mu cũng không gây ảnh hưởng gì lớn đối với sức khỏe, chỉ có điều nếu tẩy lông không đúng cách sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt đối với vùng kín.

  • Nguy cơ viêm nhiễm vùng kín, ngứa bộ phận sinh dục, viêm da tiếp xúc, đặc biệt nếu da bị trầy xước hoặc nhiễm khuẩn trong quá trình tẩy lông. Để tránh viêm nhiễm, bạn nên chọn các sản phẩm chuyên dụng và đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Làm da vùng kín trở nên nhạy cảm, dễ nổi mẩn đỏ, đặc biệt nếu bạn sử dụng các sản phẩm tẩy lông chứa chất hoạt động mạnh. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên chọn các sản phẩm chuyên dụng cho vùng kín.
  • Nguy cơ bị sẹo do sử dụng dao cạo để tẩy lông vùng kín, đặc biệt nếu bạn cạo quá sâu hoặc không sạch sẽ. Để tránh sẹo, bạn nên cạo theo chiều lông mọc và sử dụng lưỡi dao cạo sắc.
  • Tăng sinh lông sau khi tẩy, khiến lông mọc lại dày và đen hơn. Để giảm tình trạng này, bạn nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ hơn và chăm sóc da đúng cách sau khi tẩy lông.

các phương pháp tẩy lông vùng kín

Nhiều phương pháp tẩy lông vùng kín tại gia an toàn

Các phương pháp tẩy lông vùng kín tại gia an toàn và cách thực hiện

1. Sử dụng kem tẩy lông bikini

Phương pháp tẩy lông vùng kín tại nhà này không gây đau đớn và dễ thực hiện ngay từ lần đầu tiên. Kem tẩy lông thường chứa các hợp chất hóa học như axit thioglycolic, axit glycolic hoặc hydroxide canxi, giúp làm mềm và phá vỡ cấu trúc của lông. Từ đó bạn có thể dễ dàng loại bỏ lông bằng cách lau hoặc rửa đi.

Điều quan trọng bạn cần lưu ý là không phải tất cả kem tẩy lông đều an toàn để sử dụng trên âm hộ hoặc vùng mu. Vì vậy, bạn cần sử dụng loại kem tẩy lông chuyên dụng và thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng để tránh kích ứng da.

Cách sử dụng kem tẩy lông đúng cách:

  1. Vệ sinh và lau khô vùng da có lông vùng kín quá rậm rạp. Như vậy sẽ giúp da mềm và tinh chất của thuốc dễ thấm sâu hơn.
  2. Tiến hành bôi thuốc nhẹ nhàng lên vùng da. Chú ý, bạn chỉ bôi ở bên ngoài vùng mu tránh để gây kích ứng bên trong “cô bé”.
  3. Để khoảng 15 phút, lấy khăn lau sạch thuốc sẽ tẩy lông trên bề mặt da và rửa lại với nước ấm.

Lưu ý cho bạn

Tuyệt đối không ủ kem tẩy ở vùng kín lâu hơn hướng dẫn sử dụng để tránh kích ứng da. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kem tẩy lông nếu bạn đang có vấn đề viêm nhiễm vùng kín.
Nếu bạn thấy mẩn đỏ, sưng hoặc phát ban, điều đó có nghĩa là bạn bị dị ứng với chất tẩy lông. Tốt nhất, bạn nên thử sản phẩm trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng nó trên vùng kín để đảm bảo tính an toàn và độ hiệu quả của sản phẩm.

2. Dùng dao cạo để tẩy lông

dùng dao tẩy lông vùng kín

Trong những cách tẩy lông vùng kín, sử dụng dao cạo là một trong những cách an toàn và đơn giản mà bạn có thể tự thử tại nhà. Nhiều người lo lắng “cạo lông sẽ khiến lông mọc lại rậm và dày hơn”, tuy nhiên, điều này không có căn cứ khoa học. 

Rủi ro mà bạn nên cân nhắc tẩy lông vùng kín bằng dao cạo là:

Cách tẩy lông vùng kín bằng dao cạo đúng cách:

  1. Nếu lông vùng kín quá rậm rạp và dày bạn nên cắt tỉa trước.
  2. Làm ướt bên ngoài vùng kín bằng những loại kem hỗ trợ cạo lông vùng kín.
  3. Bôi kem vào vùng lông cần cạo và dùng dao cạo nhẹ nhàng theo hướng lông mọc.
  4. Lưu ý chỉ cạo khi nào bạn thấy sạch là có thể dừng lại.
  5. Tuyệt đối không cạo đi cạo lại nhiều lần vì rất dễ gây tổn thương, trầy xước da.
  6. Làm sạch hết bọt còn và thoa kem dưỡng ẩm để da thêm mềm mịn hơn.

Bí quyết cho bạn

Bạn nên chọn dao cạo lông mới hoặc dao cạo đã được vệ sinh kỹ càng để đảm bảo sạch sẽ và ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên dao cạo lông được làm bằng thép không gỉ.
Trong lúc cạo lông, bạn nên dùng kem cạo lông để giảm đau và phục hồi da nhanh chóng. Cuối cùng, bạn cũng nên sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi cạo lông để giữ cho da mềm mại và tránh khô da.

3. Nhổ lông vùng kín

Trong những cách tẩy lông vùng kín, nhổ lông bằng nhíp có thể làm cho vùng kín trông sạch sẽ hơn và tạo cảm giác mịn màng hơn so với cạo lông bằng dao cạo. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một số rủi ro mà bạn nên cân nhắc:

  • Làm tổn thương da và gây ra kích ứng, đau rát, đỏ và sưng tấy.
  • Làm to lỗ chân lông và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nguy cơ lông mọc ngược.

Cách tẩy lông vùng kín bằng nhíp nhổ đúng cách:

  1. Vệ sinh nhíp nhổ lông bằng cồn y tế để làm sạch và khử trùng.
  2. Rửa sạch vùng da cần nhổ lông với nước ấm và dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên dụng.
  3. Giữ da căng và nhổ lông theo chiều mọc tự nhiên của sợi lông.
  4. Sau khi nhổ lông, bạn nhẹ nhàng vệ sinh vùng da và lau khô bằng khăn sạch.
  5. Thoa một lớp mỏng kem dưỡng da chuyên dụng để làm dịu và giảm kích ứng da vùng kín.

Lưu ý cho bạn

So với waxing, nhổ lông vùng kín giúp bạn hạn chế tình trạng bỏng da do tiếp xúc với sáp nóng. Tuy nhiên, bạn không nên nhổ lông vùng kín quá thường xuyên vì những rủi ro nhiễm trùng vùng kín.

Sau khi tẩy lông vùng kín nên làm gì?

Sau khi tẩy lông vùng kín, bạn cần chú ý đến việc bảo vệ và chăm sóc da vùng kín để tránh tình trạng kích ứng, viêm nhiễm và làm cho da trở nên khô và khó chịu. Dưới đây là một số việc bạn có thể làm sau khi tẩy lông vùng kín:

  • Rửa sạch vùng kín với nước lạnh và sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín không hoạt chất tẩy rửa mạnh, không chứa cồn hoặc hương liệu.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để da vùng kín mềm mại và không bị khô sau khi tẩy lông.
  • Tránh tắm nước nóng, xông hơi, tắm bồn trong vòng 24 giờ sau khi tẩy lông vùng kín.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vòng 24 giờ sau khi tẩy lông.
  • Tránh sử dụng sản phẩm tẩy da chết sau khi vừa tẩy lông.
  • Hạn chế quần áo chật và cọ xát với vùng kín.

sau khi tẩy lông vùng kín

Xử lý những tình huống ngứa, rát sau khi tẩy lông vùng kín

Sau khi tẩy lông vùng kín tại nhà, nếu bạn bị phát ban, mụn đỏ hoặc ngứa ở vùng mu (âm hộ), bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà. 

Sau đây là một số biện pháp khắc phục chung cho bạn sau khi tẩy lông vùng kín:

  • Tắm vòi sen và để nước ấm phun vào vùng mu để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên xịt nước quá lâu để tránh làm khô da.
  • Giữ cho vùng kín luôn khô ráo
  • Thoa kem dưỡng da vùng kín không hương liệu

Nếu bị nổi mụn nước, mụn nhọt

Sau khi tẩy lông, bạn không nên nặn mụn. Hãy ngâm mình trong bồn nước ấm để có thể giúp bạn dễ chịu hơn. Sau 3 ngày, nếu tình trạng không cải thiện, bạn nên đi khám.

Nếu bị ngứa

Sau khi tẩy lông, bạn có thể vỗ nhẹ để giảm ngứa nhưng không nên gãi để tránh trầy xước nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa thêm thuốc bôi không kê đơn như kem hydrocortisone.

Nếu bạn bị viêm nang lông

Hãy ngừng ngay việc tẩy lông bằng dao cạo trong tương lai. Để giảm triệu chứng, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm, lau khô và thoa một lớp mỏng thuốc kháng sinh không kê đơn tại chỗ như Bacitracin.

Khi nào đi khám bác sĩ

Nếu bị phát ban nghiêm trọng, sốt, chảy máu, tiết dịch, tiết mủ, bạn cần được khám và điều trị càng sớm càng tốt. Thông thường, các triệu chứng trên thường biến mất trong vòng một vài ngày. Nếu tình trạng sưng tấy và ngứa rát không giảm bớt sau một tuần, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân.

Kết luận

Lông vùng kín không làm mất vệ sinh hay dẫn đến viêm nhiễm âm hộ, âm đạo như nhiều tin đồn. Ngược lại, lông mu của phụ nữ là một phần tự nhiên của cơ thể và có chức năng bảo vệ và giữ ấm cho vùng kín. Việc tẩy lông vùng kín là quyết định của mỗi người và phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu cá nhân.

Tuy nhiên, trước khi quyết định tẩy lông, bạn cần cân nhắc các ảnh hưởng có thể gây ra và chọn phương pháp tẩy lông phù hợp để tránh những tác hại không mong muốn. Bạn có thể tham gia Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ của chúng tôi để thoải mái tâm sự và nhận lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia và bác sĩ từ Hello Bacsi!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Removing Pubic Hair – Center for Young Women’s Health (youngwomenshealth.org)
https://youngwomenshealth.org/guides/removing-pubic-hair/
Ngày truy cập: 18.01.2024
What’s the point of pubic hair? | Go Ask Alice! (columbia.edu)
https://goaskalice.columbia.edu/answered-questions/purpose-of-pubic-hair/
Ngày truy cập: 18.01.2024
Correlation between pubic hair grooming and STIs: Results from a nationally representative probability sample | Request PDF
https://www.researchgate.net/publication/311443749_Correlation_between_pubic_hair_grooming_and_STIs_Results_from_a_nationally_representative_probability_sample
Ngày truy cập: 18.01.2024
What’s the Best Way to Remove Excess Pubic Hair?
https://kidshealth.org/en/teens/sideburns.html
Ngày truy cập: 18.01.2024
Are there benefits to removing my pubic hair?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/basics/staying-healthy/hlv-20049421
Ngày truy cập: 18.01.2024

Phiên bản hiện tại

25/11/2024

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Dang Tran


Bài viết liên quan

Thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ độ tuổi có kinh nguyệt: Những điều bạn cần biết!

Lông vùng kín thế nào là đẹp? 4 dạng tạo hình phổ biến


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo