Đi tiểu bị buốt vùng kín gây không ít phiền phức và lo lắng cho phụ nữ. Cảm giác đau buốt có thể là biểu hiện của bệnh lý liên quan đến sức khỏe âm hộ và cần có cách xử lý phù hợp để ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn khác. Vậy nguyên nhân và cách điều trị khi đi tiểu bị buốt vùng kín là gì?
Cùng tìm hiểu đi tiểu bị buốt vùng kín ở nữ giới qua bài viết sau đây!
Nguyên nhân đi tiểu bị buốt vùng kín
Đi tiểu bị buốt vùng kín có thể do một số bệnh lý gây ra như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn đi tiểu bị buốt vùng kín, bao gồm viêm bàng quang (cystitis) hoặc viêm niệu đạo (urethritis). Bạn có thể gặp triệu chứng khác như tiểu rắt, đau rát vùng kín khi đi tiểu.
- Viêm nhiễm âm đạo: Bao gồm viêm âm đạo do nấm Candida hoặc do vi khuẩn, hay kí sinh trùng gây ra cảm giác bị đau vùng kín khi đi tiểu.
- Bệnh lậu (gonorrhea): Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bạn nữ có thể gặp triệu chứng như đi tiểu bị buốt vùng kín, cùng với tiết dịch màu vàng, xanh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây viêm niệu đạo và bàng quang.
- Sỏi thận: Sỏi có thể di chuyển qua đường tiết niệu và gây tổn thương đến niệu đạo hoặc bàng quang. Điều này có thể gây ra tình trạng đi tiểu bị buốt vùng kín ở phụ nữ.
- Kích ứng do hóa chất trong sản phẩm: Việc dùng sản phẩm như xà phòng, kem cạo râu hoặc chất khử trùng mạnh có thể gây kích ứng và buốt ở vùng kín. Ngoài ra, chất bôi trơn, giấy vệ sinh có mùi thơm hoặc bọt biển tránh thai cũng có thể chứa hóa chất mạnh, không tốt cho vùng âm đạo.
- Viêm bàng quang kẽ: Đây là bệnh mãn tính gây đau bàng quang. Người bệnh có thể đau ở âm hộ hoặc âm đạo khi quan hệ tình dục, đi tiểu nhỏ giọt và thường xuyên.
Nếu gặp vấn đề đi tiểu bị buốt vùng kín và triệu chứng khác như đau rát vùng kín, khí hư có mùi hôi, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Đi tiểu bị buốt vùng kín phải làm sao?
Những phương điều trị dưới đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
1. Thuốc
Với phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh (không mang thai), nhiễm trùng đường tiết niệu thường được điều trị bằng kháng sinh và cần có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn khác.
Trường hợp đi tiểu bị buốt vùng kín nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê thuốc phenazopyridine. Lưu ý uống thuốc này sẽ khiến nước tiểu của bạn có màu đỏ cam.
2. Vệ sinh vùng kín đúng cách
- Rửa sạch vùng kín bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không gây kích ứng để rửa sạch vùng kín hàng ngày.
- Vệ sinh từ trước ra sau khi đi tiểu tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào vùng kín và niệu đạo.
- Tránh mặc đồ lót ẩm để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong vùng kín. Thay vào đó, bạn nên mặc quần lót thoáng khí, làm từ chất liệu cotton.
3. Đi tiểu bị buốt vùng kín phải làm sao? Uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ giảm bớt tình trạng đi tiểu bị buốt vùng kín, bởi lượng nước tiểu sẽ làm giảm nồng độ các chất kích thích trong nước tiểu, hạn chế cảm giác buốt và đau.
4. Đi tiểu sau khi quan hệ
Để tránh đi tiểu bị buốt vùng kín, bạn nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục. Nước tiểu sẽ giúp rửa sạch vi khuẩn và các chất kích thích khỏi lỗ niệu đạo, làm giảm tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa đi tiểu bị đau ở vùng kín.
Hãy nhớ không nên nhịn tiểu. Đừng nhịn khi bạn cảm thấy muốn đi tiểu vì nếu nhịn, các chất này sẽ tiếp tục tiếp xúc với vùng kín trong thời gian dài, làm tăng khả năng viêm nhiễm và gây ra tình trạng đi tiểu xong bị buốt và khó chịu.
5. Chế độ ăn uống
Một số loại thực phẩm và đồ uống làm triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Bạn nên hạn chế một số loại thực phẩm và đồ uống như:
- Cà phê và đồ uống có chứa caffeine: Caffeine có thể kích thích niệu đạo và gây khó chịu khi đi tiểu.
- Đồ ăn cay nóng và đồ uống có cồn: Có thể làm tăng kích ứng niệu đạo và gây đi tiểu bị buốt vùng kín nghiêm trọng hơn.
- Trái cây chứa acid: Cam, chanh, cà chua có thể làm tăng cảm giác buốt cho vùng kín khi đi vệ sinh.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu:
- Đi tiểu bị buốt vùng kín, kèm theo đau đớn kéo dài
- Dịch tiết chảy ra từ âm đạo
- Nước tiểu có mùi hôi hoặc đục, thậm chí có máu trong nước tiểu
- Sốt
- Đau lưng hoặc đau bên hông (đau sườn)
- Đang bị sỏi thận hoặc bàng quang (đường tiết niệu)
- Phụ nữ đang mang thai, kèm triệu chứng đi tiểu buốt
Đi tiểu bị buốt vùng kín ở phụ nữ có thể gây khó chịu, ảnh hưởng các hoạt động hằng ngày và cả chất lượng quan hệ tình dục. Nếu tình trạng đau buốt kéo dài bạn nên thăm khám bác sĩ sớm để được điều trị an toàn và hiệu quả.
[embed-health-tool-ovulation]