- Dịch tiết ra nặng mùi
- Đau bụng trong nhiều ngày
- Sốt cao liên tục hơn 37,8°C
- Không thấy hoặc sản dịch ra rất ít
- Vùng bụng xuất hiện cục cứng, khi ấn vào cảm thấy rất rõ ràng
- Chảy máu nhiều hơn một miếng băng vệ sinh trong một giờ hoặc có cục máu đông lớn
Bạn có thể xem thêm: Sản dịch ra cục máu đông có đáng lo ngại? Khi nào mẹ cần đi khám?
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ứ dịch lòng tử cung là gì?
Trong trường hợp bình thường, tử cung của sản phụ sẽ phình ra khi mang thai. Vậy nên lúc em bé vừa mới ra đời, phần tử cung này vẫn còn to nhưng sau đó sẽ co lại để hạn chế chảy máu và cầm máu cho cơ thể. Nhờ quá trình co bóp này các chất dịch nhầy (sản dịch) cũng được đào thải ra ngoài theo đúng 3 giai đoạn đã kể trên.
Trong trường hợp ứ dịch lòng tử cung, sức khỏe mẹ còn yếu nên tử cung co bóp kém, ít vận động sau sinh nên sản dịch không tiết ra hết. Cũng có vài trường hợp sản phụ sinh mổ khi chưa chuyển dạ, tử cung vẫn còn đóng khiến dịch bị ứ lại bên trong. Ngoài ra, ứ dịch lòng tử cung sau khi phá thai cũng là hiện tượng phổ biến.
Ứ dịch trong tử cung nguy hiểm như thế nào?
Dù không phải ai cũng giống nhau nhưng tựu chung, sản dịch có mùi như máu kinh nguyệt hoặc có mùi chua, ôi thiu. Tuy nhiên, sản dịch sẽ không có mùi tanh hoặc hôi. Điều này có nghĩa là vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong và gây ra nhiễm trùng.
Vậy, ứ dịch trong tử cung có nguy hiểm không? Hiện tượng trên kết hợp với ứ dịch trong tử cung sẽ gây ra nhiều biến chứng cho sản phụ như rối loạn đông máu, chảy máu không cầm được (băng huyết), nhiễm trùng phụ khoa,… và gây nguy hiểm đến tính mạng cho sản phụ.
Điều trị
Làm sao để hết ứ dịch lòng tử cung?
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên thì rất có thể bạn đang gặp tình trạng ứ dịch lòng tử cung. Để đảm bảo chắc chắn thì việc siêu âm là cần thiết. Mặc dù đây là khu vực khá nhạy cảm nhưng các bác sĩ đều đã có kiến thức và kinh nghiệm nên bạn cần thả lỏng cơ thể, giữ tâm lý thoải mái, mặc quần áo đơn giản, dễ chịu để việc thăm khám thuận lợi hơn.
Có 2 trường hợp xảy ra khi phát hiện ứ dịch lòng tử cung:
- Nếu trong trường hợp chưa bị viêm nhiễm thì cách điều trị cũng khá đơn giản và dễ dàng. Bác sĩ sẽ dùng thuốc co hồi tử cung dạng tiêm hoặc dạng uống, dạng đặt để thúc đẩy quá trình co bóp của tử cung và đẩy sản dịch còn lại ra ngoài.
- Nếu trường hợp có dịch nhiều hoặc gặp các vấn đề khác thì cách điều trị cũng khá tốn kém và phức tạp hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nong cổ tử cung và hút sản dịch ra bên ngoài. Các dụng cụ đều được khử trùng sạch sẽ để tránh tình trạng gây viêm nhiễm cho sản phụ.
Ngoài ra, bạn còn có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ khác để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau sinh và phòng ngừa ứ dịch lòng tử cung như:
- Tắm bằng nước ấm
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày
- Sử dụng băng vệ sinh lớn trong vòng 6 tuần đầu sau sinh
- Mặc đồ lót hoặc quần áo dễ giặt sạch bởi dịch tiết ra có thể làm bẩn quần áo
- Không nằm gác chân lên nhau, sản dịch sẽ không thoát được ra ngoài và gây hiện tượng ứ dịch lòng tử cung
- Tập thể dục hoặc giãn cơ nhẹ nhàng vài ngày sau khi sinh hoặc khi bạn đã thấy sẵn sàng để bắt đầu điều trị ứ dịch lòng tử cung. Ban đầu bạn có thể đặt mục tiêu tập từ 20 – 30 phút mỗi ngày, thậm chí 10 phút cũng được. Nếu thấy đau hoặc chóng mặt, mệt mỏi thì nên dừng tập ngay lập tức
Sau khi sinh vài ngày hoặc thậm chí là vài tháng, người mẹ có thể cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, áp lực và muốn thu mình lại. Tất cả những cảm xúc này đều bình thường và nó thường sẽ dần dần biến mất. Nhưng nếu được, bạn vẫn nên nói với người nhà hoặc bạn bè về cảm xúc của mình. Nếu tình trạng diễn biến tệ hơn, hãy liên hệ với các chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Đừng quên đi vệ sinh và uống nước, sữa, nước trái cây thường xuyên để tránh nhiễm trùng và giúp bàng quang hoạt động như trước nhé!
Tóm lại, ứ dịch lòng tử cung không quá nguy hiểm nhưng không nên vì thế mà bỏ qua các triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng. Mặc dù nhiều chị em mong muốn mau chóng được quay trở lại với các hoạt động thường ngày nhưng cơ thể bạn vẫn cần thời gian để phục hồi. Vì vậy, hãy chú ý đến bản thân mình và liên hệ ngay với các nhân viên y tế nếu thấy các dấu như đã kể ở trên.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!