Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phùng Thị Phương Chi · Ung thư - Ung bướu · Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Ống dẫn trứng kết nối buồng trứng và tử cung. Mỗi tháng, trong thời kỳ rụng trứng, ống dẫn trứng sẽ mang trứng từ buồng trứng đến tử cung.
Quá trình thụ thai cũng hình thành trong ống dẫn trứng. Sau khi trứng được thụ tinh, nó sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng về tử cung để làm tổ.
Do đó, nếu mắc phải tình trạng này, quá trình thụ thai hoặc làm tổ của trứng sẽ bị cản trở. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này gồm mô sẹo, nhiễm trùng và dính vùng chậu.
Thông thường, tình trạng tắc nghẽn sẽ không gây ra bất kì triệu chứng nào. Do đó, nhiều phụ nữ không phát hiện ra bệnh cho đến khi họ làm kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai.
Trong một số trường hợp, tình trạng tắc có thể làm bạn đau nhẹ, thường ở một bên của bụng. Tình trạng này được gọi là ứ nước vòi trứng, xảy ra khi nước đầy và làm phì đại vòi trứng bị tắc.Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe khiến ống trứng bị tắc có thể gây ra các triệu chứng riêng. Ví dụ, lạc nội mạc tử cung thường làm các cơn đau xuất hiện theo chu kỳ kinh nguyệt, tính chất nặng nề, lan ra vùng chậu và làm tăng nguy cơ tắc ống dẫn trứng.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc là mô sẹo và viêm dính vùng chậu. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng làm ống dẫn trứng bị tắc như:
Cơ quan sinh sản của phụ nữ gồm buồng trứng, tử cung và ống dẫn trứng. Nếu một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến bất kỳ các cơ quan này, bạn sẽ khó mang thai hơn.
Các buồng trứng nối với tử cung bằng ống dẫn trứng. Mỗi tháng, hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra một lần, có thể ở buồng trứng trái hoặc phải. Nếu bạn bị tắc một ống dẫn trứng, trứng vẫn có thể được thụ tinh. Tuy nhiên, nếu cả hai ống bị tắc, thì trứng không thể thụ thai được.
Nếu ống dẫn trứng bị tắc một phần, nguy cơ thai ngoài tử cung sẽ tăng.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Thực tế, rất khó để chẩn đoán tình trạng này. Bác sĩ thường đề nghị ba thủ thuật chính để chẩn đoán tình trạng này:
Ngoài ra, việc hỏi bệnh sử của bạn cũng góp phần quan trọng cho chẩn đoán bệnh.
Nếu ống dẫn trứng bị tắc do mô sẹo hoặc viêm dính, bác sĩ sẽ làm phẫu thuật nội soi để loại bỏ giải phóng tắc nghẽn. Tuy nhiên, phương pháp này không có hiệu quả đối với tình trạng tắc do nhiều mô sẹo hoặc kết dính quá mức.
Thay vào đó, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật bóc tách khối thai ngoài tử cung và sửa chữa các tổn thương vòi trứng. Nếu tình trạng tắc nghẽn là do một đoạn ống dẫn trứng bị hư, bác sĩ có thể loại bỏ phần bị hư và nối hai đoạn khỏe mạnh của ống dẫn trứng lại với nhau.
Mục đích của phẫu thuật là làm thông ống dẫn trứng và cải thiện khả năng thụ thai ở người bệnh. Khả năng người phụ nữ có thể thụ thai sau khi làm phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào:
Nếu phẫu thuật không thành công, bác sĩ có thể đề nghị thụ tinh trong ống nghiệm.
Phẫu thuật thông ống dẫn trứng có thể gây ra một số biến chứng, như:
Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi thường có ít rủi ro gây ra các biến chứng này hơn vì đây là phương pháp ít xâm lấn.
Ngoài ra, phụ nữ sau khi làm phẫu thuật tái thông ống dẫn trứng sẽ có nguy cơ mắc thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng trứng thụ tinh sẽ làm tổ bên ngoài tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Trứng thụ tinh sẽ không phát triển và sức khỏe người mẹ có thể gặp nguy hiểm.
Nếu đã từng làm phẫu thuật ống dẫn trứng, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi biết bạn mang thai để kiểm tra bạn có bị thai ngoài tử cung không.
Khi có kế hoạch mang thai, bạn cần cho bác sĩ biết về bệnh sử của bản thân. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể xác định các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây ra tắc.
Nếu bị ống dẫn trứng bị tắc một bên, bạn vẫn có cơ hội mang thai. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, phẫu thuật nội soi có thể loại bỏ tắc nghẽn và cải thiện khả năng sinh sản của người bệnh.
Nếu không thể phẫu thuật, bạn cũng có thể cân nhắc đến thụ tinh trong ống nghiệm. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bạn có thể làm thụ tinh trong ống nghiệm không nhé.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!