2. Kích thước vòng một ngày càng nhỏ
Nếu bạn nhận thấy vòng một của mình ngày càng nhỏ lại, chứng tỏ bạn đang bị sụt cân, lượng estrogen đang giảm hoặc là bạn sắp bước vào giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, nếu bạn không thuộc những trường hợp này mà lại thường xuyên có các hiện tượng như rụng tóc, mọc mụn trứng cá hoặc lông mặt phát triển, có thể bạn đang mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Ngoài ra, các triệu chứng này có thể cơ thể bạn đang có hàm lượng hormone testosterone và DHEA quá cao. Đôi khi, uống cà phê quá nhiều, khoảng 3 ly mỗi ngày cũng có thể khiến ngực nhỏ lại.
3. Ngực quá lớn
Nếu bạn thấy vòng một của mình “đẫy đà” quá mức cho phép, bạn nên đổ lỗi cho hệ thống ADN của mình. Qua nhiều nghiên cứu đã kết luận có mối liên hệ giữa kích thước “núi đôi” và nguy cơ bị ung thư vú. Thế nhưng, các nhà khoa học vẫn chưa có đầy đủ bằng chứng để đưa ra một kết luận rõ ràng. Vì vậy, các cuộc nghiên cứu vẫn tiếp tục thực hiện nhiều hơn để nhanh chóng tìm ra lời giải đáp.
4. Hình dạng ngực thay đổi
ADN sẽ quyết định đến hình dạng ngực của bạn. Tuy nhiên, hình dạng ngực sẽ dần thay đổi theo thời gian và tùy từng giai đoạn sinh đẻ hoặc cho con bú. Sau quá trình sinh đẻ, cho con bú và chịu áp lực từ tuổi tác, hệ thống dây chằng và các mô liên kết ở ngực dần dần bị hỏng, mất tính đàn hồi dẫn sẽ đến hiện tượng ngực bị sệ. Để kéo dài tuổi “thanh xuân” cho vòng một, bạn nên sử dụng áo ngực loại tốt, hạn chế ăn kiêng hoặc tránh luyện tập các bài tập thể dục thể thao quá mạnh.
5. Các khối u và những vết lõm bất thường
Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, bạn thường có cảm giác xuất hiện những nốt sần trên ngực. Bạn không nên quá lo lắng, đây là hiện tượng rất bình thường, do sự thay đổi của nội tiết tố làm hình thành các khối u nang lành tính. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý đến những khối u thường xuất hiện đối xứng ở hai bên ngực, dưới nách, phía trước hoặc phía trên núm vú và gây ra cảm giác đau. Tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ khi cảm nhận khối u ở vị trí trên.
6. Xuất hiện các tế bào bị xơ và có nhiều mô tuyến
Nếu bạn nằm trong số gần một nửa phụ nữ có các tế bào bị xơ và có nhiều mô tuyến, những tế bào này sẽ cản trở quá trình phát hiện các khối u ở vú vì mô ngực dày và các tế bào ung thư đều xuất hiện dưới hình dạng đốm trắng. Thông thường, các mô ngực dày cũng có thể là các khối u. Vì vậy, nếu bác sĩ chẩn đoán bạn có mô ngực dày, bạn nên tiến hành các xét nghiệm khác hoặc siêu âm, chụp MRI. Bên cạnh đó, bạn thường xuyên sờ nắn và tự kiểm tra những bất thường của vòng một để có được lời khuyên của bác sĩ.
7. Đau nhức
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau ngực, nhưng hầu hết các nguyên nhân này lại không gây nguy hiểm. Khi nội tiết tố thay đổi hoặc cơ thể hấp thụ quá mức chất gây nghiện sẽ tác động đến sợi bọc fibrocystic và gây ra hiện tượng đau ngực. Ngoài ra, đau ngực còn có thể đến từ các nguyên nhân như hội chứng tiền kinh nguyệt, áo ngực không phù hợp, chấn thương nhẹ đến thành ngực do có lực tác động mạnh vào ngực hoặc tập thể dục ở cường độ cao.