backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Dấu hiệu bị nấm vùng kín phụ nữ cần biết

Tham vấn y khoa: Phòng khám Phụ Sản 315 · Sản - Phụ khoa · Phòng khám Phụ Sản 315


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 26/12/2023

Dấu hiệu bị nấm vùng kín phụ nữ cần biết

Phụ nữ bị nấm âm đạo thường gặp nhiều triệu chứng khó chịu. Đa phần các trường hợp phụ nữ bị nấm vùng kín thường do loại nấm men Candida gây ra. Dấu hiệu bị nấm vùng kín cũng thường dễ nhận biết. 

Việc hiểu biết về các triệu chứng bị nấm vùng kín là bước đầu tiên trong quá trình điều trị. Trong bài viết này, HelloBacsi sẽ cung cấp những thông tin mà bạn cần biết về tình trạng vùng kín bị nhiễm nấm.

Nấm vùng kín Candida là gì?

Bệnh nhiễm nấm Candida là một bệnh nhiễm trùng da và niêm mạc do nấm men Candida gây ra, phổ biến nhất là Candida Albicans. Khi ký sinh trên cơ thể, nấm men thường gây tổn thương ở các nếp gấp, các kẽ ngón, bộ phận sinh dục, bề mặt da và niêm mạc miệng.

Nếu cơ thể bạn đang ở trạng thái khỏe mạnh thì sự phát triển của nấm men Candida sẽ bị kiểm soát bằng hệ miễn dịch và lợi khuẩn. Ngược lại, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch hay khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng PH sẽ tạo điều kiện để nấm men tấn công cơ thể.

Những vùng da có nếp gấp hay những vùng da ẩm ướt là nơi nấm Candida thường xuất hiện. Vậy dấu hiệu bị nấm vùng kín là gì?

Dấu hiệu bị nấm vùng kín

Thông thường, triệu chứng và dấu hiệu vùng kín bị nhiễm nấm Candida sẽ phụ thuộc vào vùng da bị nhiễm, mức độ nhiễm và thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung các dấu hiệu bị nấm candida vùng kín thường là: 

5 dấu hiệu nhận biết vùng kín bị nhiễm nấm Candida:

  1. Ngứa và đau rát âm đạo
  2. Cảm giác đau và khó chịu vùng kín khi quan hệ tình dục
  3. Dịch tiết âm đạo có màu đục, hơi vón cục 
  4. Nếu bị nặng thì âm hộ, môi bé và môi lớn có thể bị đỏ và phù nề
  5. Xung quanh vùng kín luôn có cảm giác nóng rát âm ỉ. Khi đi tiểu hoặc chạm tay vào thì cảm thấy khó chịu như bị bỏng.

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida âm đạo

Trên thực tế, loại nấm men Candida đã tồn tại sẵn trong cơ thể người và không gây hại. Tuy nhiên, khi có cơ hội tấn công và phát tán, chúng sẽ bắt đầu gây ảnh hưởng đến cơ thể. 

Nguyên nhân khiến nấm Candida phát triển và gây hại cho cơ thể:

  • Tự ý dùng thuốc kháng sinh quá liều
  • Phụ nữ đang mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư,…
  • Phụ nữ làm việc ở môi trường ẩm ướt và phải mặc đồ ẩm ướt thường xuyên.
  • Đời sống tình dục không lành mạnh, quan hệ tình dục với nhiều người mà không biết về lịch sử tình dục của bạn tình. 

Vùng kín bị nhiễm nấm có tự khỏi không?

Phụ nữ bị nhiễm nấm Candida âm đạo không thể tự khỏi bệnh nếu không được bác sĩ điều trị. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì việc này có thể khiến cho bệnh trở nặng và khó kiểm soát hơn.

Các câu hỏi liên quan

Tỷ lệ phụ nữ Việt Nam bị nhiễm nấm âm đạo có cao không?

Theo khảo sát được thực hiện từ 03/2016 – 09/2016 trên 1.021 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ khi đi khám tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương Quy Hòa, kết quả được đăng trên Tạp chí Y học dự phòng Việt Nam cho thấy, tỷ lệ nhiễm nấm Candida âm đạo là 35,8% (366/1.021).

Dấu hiệu bị nấm vùng kín của nhóm phụ nữ tham gia khảo sát được chẩn đoán là có liên quan đến những dấu hiệu đã liệt kê ở trên.

Nấm Candida có lây qua đường quan hệ tình dục không?

Theo Cục y tế dự phòng – VNDC, bệnh nấm Candida không lây qua đường quan hệ tình dục. Bệnh lây truyền qua quần áo, dùng chung khăn tắm, đồ ẩm ướt,… Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên quan hệ tình dục khi bị nhiễm nấm vùng kín hoặc bất cứ tình trạng nào liên quan đến vùng kín.

Dấu hiệu bị nấm vùng kín ở nữ có giống ở nam không?

Nhìn chung, dấu hiệu bị nấm vùng kín ở cả hai giới cũng sẽ có những triệu chứng giống nhau như: Ngứa và nóng rát vùng kín, vùng kín tiết dịch có màu trắng đục vón cục, xuất hiện các vết loét trên vùng da bị nấm.

Kết luận

Nếu bạn đang tìm hiểu về các dấu hiệu bị nấm vùng kín vì nghi ngờ bản thân có thể đang gặp phải các vấn đề này, thì cách tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán chính xác. Bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ diễn tiến nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái 315 Healthcare. Phòng khám chuyên khám và theo dõi các vấn đề sản phụ khoa, hiếm muộn,… với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, công tác tại các bệnh viện lớn và hiện có hơn 20 chi nhánh tại TP.HCM.

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Phòng khám Phụ Sản 315

Sản - Phụ khoa · Phòng khám Phụ Sản 315


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 26/12/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo