backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Giặt đồ chung, dùng chung khăn tắm có bị lây sùi mào gà không?

Thông tin kiểm chứng bởi: Tố Quyên


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 01/06/2023

Giặt đồ chung, dùng chung khăn tắm có bị lây sùi mào gà không?

Giặt đồ chung có bị lây sùi mào gà không? Dùng chung khăn tắm có bị lây sùi mào gà không? Thông thường tỷ lệ lây nhiễm trong trường hợp này là rất thấp. Tuy nhiên, vẫn có những tình huống bạn có thể bị lây bệnh. Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến gây ra bởi virus HPV. Sùi mào gà có thể gây bất tiện trong sinh hoạt, nhưng chúng có thể điều trị khi được phát hiện sớm. Song, sùi mào gà rất dễ lây nhiễm khi tiếp xúc.

Sùi mào gà lây lan qua đâu?

Trước khi trả lời cho thắc mắc “Giặt chung máy giặt có lây bệnh không?” và “Dùng chung khăn tắm có bị lây sùi mào gà không?”, mời bạn tìm hiểu cách sùi mào gà lây lan.

Sùi mào gà, hay mụn cóc sinh dục, thường lây lan qua tiếp xúc da kề da khi quan hệ tình dục. Thông thường, những đường lây nhiễm bệnh phổ biến nhất là:

  • Quan hệ tình dục qua đường: âm đạo-dương vật, âm đạo-âm đạo, hậu môn.
  • Tiếp xúc với bộ phận sinh dục da kề da, kể cả không xuất tinh.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng với người bệnh.
  • Hôn người có sùi mào gà ở miệng.

Bạn nên biết: Mụn cóc sinh dục (sùi mào gà) khác với mụn cóc mà bạn bị nổi trên bàn tay, bàn chân. Vì vậy, bạn sẽ không lây mụn cóc sinh dục cho chính mình hoặc đối tác nếu tiếp xúc với mụn cóc bình thường trên tay hoặc chân.

Bạn có thể quan tâm:

Giặt đồ chung có bị lây sùi mào gà không?

Giặt đồ chung hoặc dùng chung máy giặt có bị lây sùi mào gà không? Câu trả lời là “hầu như không thể”, tỷ lệ bị lây nhiễm trong trường hợp này là rất thấp. 

Virus HPV gây nên sùi mào gà không thể tồn tại và lây truyền qua đồ dùng hàng ngày như quần  áo, khăn tắm, chăn mền hoặc đồ gia dụng. Việc giặt đồ chung với những chất tẩy, bột giặt thông thường sẽ giúp loại bỏ hoặc giảm virus HPV tồn tại trên quần áo. Vì vậy, rủi ro lây truyền sùi mào gà qua quá trình giặt đồ chung là rất thấp.

Ngoài ra, sùi mào gà được cho là chỉ có thể tồn tại trên các đồ vật trong thời gian ngắn. Nên việc giặt đồ chung với người bị sùi mào gà hiếm khi làm lây nhiễm bệnh.

giặt đồ chung có bị lây sùi mào gà không

Dùng chung khăn tắm có bị lây sùi mào gà?

Những vật dụng dùng như khăn ướt, khăn tắm là một trong những nguyên nhân gây ra nhiễm HPV ở trẻ em. Trong trường hợp này, cha mẹ bị nhiễm bệnh vô tình truyền virus sang khăn tắm và ngay sau đó dùng chung khăn tắm đó cho con.

Vậy dùng chung khăn tắm, dùng chung bồn vệ sinh có bị lây sùi mào gà? Câu trả lời là “có thể nhưng tỷ lệ rất thấp”. Như đã nói, virus HPV gây nên sùi mào gà thường khó tồn tại và sinh sôi trên bề mặt đồ vật.

Dù vậy, vẫn tồn tại khả năng nhỏ cho virus HPV tồn tại và lây truyền trên bề mặt khăn tắm sau khi người nhiễm đã sử dụng. Nếu bạn sử dụng ngay khăn tắm đó sau đó, nguy cơ mắc sùi mào gà vẫn có thể xảy ra. Trường hợp tương tự đối với việc dùng chung đồ chơi tình dục.

Để giảm nguy cơ lây truyền sùi mào gà thông qua khăn tắm, hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Sử dụng khăn tắm cá nhân. Tốt nhất là mỗi người trong gia đình nên sử dụng khăn tắm riêng của mình để tránh sự tiếp xúc trực tiếp với khăn của người khác.
  • Thường xuyên giặt sạch và phơi khô khăn tắm. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ virus HPV có thể tồn tại trên bề mặt khăn.

Bạn có thể quan tâm:

Kết luận

Tóm lại, giặt đồ chung có bị lây sùi mào gà không? Việc giặt chung máy giặt hoặc sử dụng chung khăn tắm có nguy cơ lây truyền bệnh như sùi mào gà, nhưng rủi ro này thường là rất thấp. Sùi mào gà chủ yếu lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da hoặc niêm mạc của người bệnh

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân và sử dụng các vật dụng cá nhân riêng biệt. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại hoặc triệu chứng nghi ngờ liên quan đến bệnh như sùi mào gà hoặc các bệnh lây truyền khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin kiểm chứng bởi:

Tố Quyên


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 01/06/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo