Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Chảy máu sau quan hệ: Nguyên nhân từ đâu?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 05/01/2022

    Chảy máu sau quan hệ: Nguyên nhân từ đâu?
    Quảng cáo

    Chảy máu sau quan hệ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, hiện nay các chuyên gia vẫn chưa có biện pháp chẩn đoán tiêu chuẩn cũng như điều trị cụ thể cho vấn đề này.

    Tình trạng chảy máu sau quan hệ đề cập đến vấn đề cơ quan sinh dục xuất huyết sau “chuyện chăn gối”. Các chuyên gia y tế thường dùng thuật ngữ này để mô tả xuất huyết âm đạo, một tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau khi quan hệ tình dục.

    Theo thống kê, ước tính khoảng 0,7–9% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể chảy máu sau quan hệ. Lượng máu này chủ yếu đến từ cổ tử cung. Tuy nhiên, phụ nữ mãn kinh có thể bị chảy máu sau quan hệ vì nhiều lý do khác.

    Nguyên nhân chảy máu sau quan hệ

    Chảy máu sau quan hệ tình dục có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

    Mô sinh dục bị tổn thương

    Sự ma sát giữa các bộ phận sinh dục khi quan hệ có khả năng dễ gây ra một hoặc nhiều vết thương nhỏ ở những mô nhạy cảm này.

    Mặt khác, chuyện sinh nở cũng có thể khiến mô âm đạo căng và mỏng hơn, làm chúng dễ tổn thương ngay khi có lực tác động vào.

    Ngoài ra, trong lần đầu tiên quan hệ tình dục, màng trinh của phụ nữ thường bị kéo căng và rách. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu sau quan hệ. Tình trạng này có thể kéo dài 1–2 ngày.

    Khô âm đạo

    Một tác nhân khác gây chảy máu sau quan hệ là khô âm đạo. Lớp da khô khiến độ ma sát khi quan hệ gia tăng, gây tổn thương cho những mô xung quanh. Trong đó, các mô chịu trách nhiệm tiết chất nhầy trong âm đạo đặc biệt nhạy cảm, dễ chịu tổn thương nhất.

    Tình trạng khô âm đạo có thể xuất phát từ:

    Hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh (GSM)

    Hội chứng này còn có tên gọi khác là teo âm đạo. Một người mắc hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh khi các tế bào âm đạo của người đó giảm độ ẩm, độ dày cũng như độ đàn hồi. Nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng estrogen trong cơ thể thấp hơn mức quy định.

    Buồng trứng bị tổn thương hoặc cắt bỏ

    Trong vài trường hợp, buồng trứng có thể chịu tổn thương nghiêm trọng đến mức phải cắt bỏ, dẫn đến tình trạng nguồn cung cấp estrogen lớn nhất cơ thể mất đi. Từ đó, độ ẩm của âm đạo cũng giảm dần.

    Phụ nữ vừa sinh và đang cho con bú

    Chảy máu sau quan hệ 1

    Nồng độ estrogen trong cơ thể mẹ bầu rất cao. Tuy nhiên, chúng sẽ giảm ngay lập tức sau khi bạn sinh. Điều này có thể giải thích rằng estrogen gây cản trở việc sản sinh sữa mẹ.

    Những loại thuốc can thiệp vào sự sản xuất estrogen hoặc gây mất nước trong cơ thể

    Một số loại thuốc sau có nguy cơ gây khô âm đạo, bao gồm:

    • Thuốc chống estrogen
    • Thuốc trị cảm cúm
    • Steroid
    • Thuốc an thần và chống trầm cảm
    • Thuốc chẹn kênh canxi hoặc beta

    Hóa chất và một số chất gây kích ứng

    Một số chất gây dị ứng cũng như hóa chất trong bể bơi, thành phần bột giặt, chất bôi trơn có hương liệu hay bao cao su đều có khả năng gây khô âm đạo.

    Vệ sinh âm đạo sai cách

    Việc vệ sinh âm đạo sai cách cũng có nguy cơ gây kích ứng và làm khô những mô ở bộ phận này.

    Bạn có thể quan tâm: Vệ sinh âm đạo: những điều nên và không nên thực hiện.

    Quan hệ mà không có màn dạo đầu

    Màn dạo đầu có thể giúp bạn cảm thấy hưng phấn khi quan hệ. Từ đó, các mô âm đạo cũng sẽ tiết ra chất bôi trơn tự nhiên, giúp ngăn ngừa tình trạng khô cũng như ma sát khi quan hệ tình dục. Vì vậy, nếu bỏ qua bước này, bạn có nguy cơ cao bị tổn thương âm đạo.

    Nhiễm trùng

    Bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng có thể gây viêm âm đạo, khiến chúng dễ bị tổn thương và dẫn đến tình trạng chảy máu sau quan hệ. Những loại nhiễm trùng thường thấy bao gồm:

    Polyp cổ tử cung hoặc u xơ tử cung

    U xơ hay polyp là sự tăng trưởng bất thường của những tế bào trên niêm mạc cổ tử cung hoặc trong tử cung. Chúng thường phát triển ở những người có kinh nguyệt, gây ra những cơn đau khó chịu và xuất huyết.

    Lộ tuyến cổ tử cung

    Trong vài trường hợp, các tế bào biểu mô tuyến từ bên trong ống cổ tử cung có thể phát triển bất thường ra bên ngoài cổ tử cung. Tình trạng này thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nó có thể gây chảy máu âm đạo.

    Lạc nội mạc tử cung

    Những mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài cơ quan này sẽ gây viêm ở vùng xương chậu và bụng dưới. Từ đó, tình trạng chảy máu sau quan hệ rất dễ xảy ra.

    Loạn sản cổ tử cung

    Quá trình phát triển bất thường tế bào cổ tử cung có thể biến đổi sang giai đoạn nghịch sản hoặc tiền ung thư. Sự tăng trưởng này có thể gây kích ứng, làm tổn hại đến những mô xung quanh, đặc biệt là khi quan hệ tình dục.

    Cơ quan sinh dục dị tật

    Một số người có cơ quan sinh dục biến dị bẩm sinh. Điều này có thể làm tăng độ ma sát trong “chuyện chăn gối”, dẫn đến tình trạng chảy máu sau quan hệ.

    Rối loạn chảy máu

    Những bệnh lý gây xuất huyết hoặc đông máu bất thường rất có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu sau quan hệ. Bên cạnh đó, thuốc làm loãng máu cũng có thể có khả năng tương tự.

    Ung thư

    Những tế bào đột biến phát sinh ở cơ quan sinh dục có thể làm thay đổi mô âm đạo cũng như nồng độ hormone, khiến những mô này dễ bị tổn thương. Mặt khác, một số chuyên gia cũng đánh giá chảy máu sau quan hệ là triệu chứng phổ biến của ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung.

    Một số yếu tố rủi ro

    Các yếu tố nguy cơ dưới đây có nhiều khả năng dẫn đến vấn đề chảy máu sau quan hệ, bao gồm:

    Chảy máu sau quan hệ 2

    • Cơ thể mất nước
    • Thường xuyên quan hệ tình dục
    • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
    • Hệ miễn dịch gặp vấn đề
    • Gia đình có tiền sử bị khô hoặc viêm âm đạo
    • Tiền sử ung thư cổ tử cung hay tử cung
    • Tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh
    • Quan hệ không an toàn (không dùng bao cao su)
    • Thiếu kinh nghiệm tình dục
    • Đái tháo đường
    • Tăng huyết áp

    Bạn có thể muốn tìm hiểu: Quan hệ tình dục: Liệu bạn đã sẵn sàng

    Chẩn đoán

    Hiện nay, không có bất kỳ hướng dẫn tiêu chuẩn để chẩn đoán hoặc kiểm soát chảy máu sau quan hệ. Khi bạn đến bệnh viện vì vấn đề này, nhiều chuyên viên y tế sẽ đặc câu hỏi về bệnh sử cá nhân cũng như gia đình và tiến hành kiểm tra thể chất.

    Một vài xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm:

    • Xét nghiệm nuôi cấy nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng
    • Sinh thiết ung thư
    • Siêu âm âm đạo
    • Nội soi cổ tử cung
    • Sinh thiết nội mạc tử cung
    • Xét nghiệm máu
    • Thử thai

    Nếu không thể xác định nguyên nhân chảy máu sau quan hệ, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến khoa sản để tiến hành xét nghiệm chuyên sâu hơn.

    Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

    Hãy trò chuyện với bác sĩ nếu vấn đề chảy máu sau quan hệ nghiêm trọng, thường xuyên xảy ra hoặc kéo dài trong nhiều giờ sau “chuyện ấy”.

    Đồng thời, bạn cũng nên đến bệnh viện nếu một hoặc nhiều triệu chứng sau đây xuất hiện, bao gồm:

    Chảy máu sau quan hệ 3

    • Âm đạo nóng rát hoặc ngứa
    • Chảy mủ bất thường
    • Đau bụng dữ dội
    • Buồn nôn, nôn hoặc chán ăn
    • Cảm thấy châm chích hoặc rát khi đi vệ sinh hoặc quan hệ
    • Đau lưng dưới
    • Vô cớ mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể
    • Đau đầu
    • Chóng mặt
    • Da tái xanh, nhợt nhạt bất thường

    Những lựa chọn điều trị chảy máu sau quan hệ

    Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ không thể xác định rõ nguyên nhân trực tiếp gây chảy máu sau quan hệ. Do đó, quá trình điều trị cụ thể hầu như không có.

    Tuy nhiên, bạn có lựa chọn một số biện pháp điều trị tiềm năng như:

    • Chuẩn bị sẵn kem dưỡng ẩm âm đạo
    • Dùng thuốc kháng sinh để đối phó với vấn đề nhiễm trùng như lậu, giang mai, chlamydia…
    • Thuốc điều trị nhiễm virus
    • Phẫu thuật cắt bỏ, liệu pháp làm lạnh hoặc nhiệt điện
    • Điều trị polyp
    • Các liệu trình điều trị ung thư
    • Liệu pháp estrogen âm đạo liều thấp ở dạng kem, thuốc hoặc vòng

    Mẹ bầu bị chảy máu sau quan hệ

    Giai đoạn mang thai, sinh nở và cho con bú đều gây ra những thay đổi lớn về nội tiết tố (hormone). Hầu hết trường hợp, chúng có thể làm cho các mô âm đạo trở nên mẫn cảm hơn, dễ bị tổn thương. Khi mang thai, chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục rất phổ biến.

    Chảy máu sau quan hệ 4

    Tuy nhiên, bạn vẫn nên nói nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ tình huống xuất huyết nặng hoặc kéo dài trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Ngoài ra, hãy đến bệnh viện ngay lập tức khi bạn có dấu hiệu chảy máu trong giai đoạn cuối thai kỳ, vì đây có thể là dấu hiệu sinh non.

    Các biện pháp phòng ngừa

    Chảy máu sau quan hệ thường không có biện pháp ngăn ngừa cụ thể. Tuy nhiên, một số mẹo nhỏ dưới đây có xu hướng làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất xuất huyết, bao gồm:

    • Cung cấp đủ nước cho cơ thể
    • Sử dụng chất bôi trơn có thành phần cấp ẩm trong màn dạo đầu
    • Không quan hệ thô bạo
    • Sử dụng kem dưỡng ẩm âm đạo
    • Tránh những sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi hương liệu gay gắt
    • Luôn sử dụng bao cao su trong lúc quan hệ
    • Thả lỏng khi quan hệ
    • Đến bệnh viện nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng

    Ngoài ra, bạn có thể dùng một số chất bổ sung để giảm thiểu tình trạng khô âm đạo hoặc các dấu hiệu của hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh, bao gồm vitamin E, omega-3 và tinh dầu hoa anh thảo.

    Mặt khác, sử dụng thực phẩm giàu phytoestrogen cũng rất có lợi trong trường hợp này, chẳng hạn như:

    Chảy máu sau quan hệ 5

    • Hạt lanh
    • Đậu lăng
    • Yến mạch
    • Hạnh nhân
    • Óc chó
    • Dầu oliu
    • Cỏ đinh lăng
    • Táo
    • Nho
    • Cà rốt
    • Hạt mè
    • Đậu nành
    • Hạt hướng dương

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 05/01/2022

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo