backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

13

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Cách dễ nhận biết màng trinh còn hay rách

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 11/03/2024

Cách dễ nhận biết màng trinh còn hay rách

Trong một số quan điểm truyền thống, màng trinh là biểu tượng cho sự trong trắng của người phụ nữ. Thế nhưng, màng trinh có thể bị rách do nhiều tác động ngoại cảnh khác. Vậy, làm sao để tự nhận biết màng trinh còn hay rách? Có thể phân biệt màng trinh còn hay mất sau khi phụ nữ quan hệ lần đầu không?

Màng trinh là gì? Màng trinh của phụ nữ là một mảnh mô nhỏ, mỏng ở cửa âm đạo. Kích thước, hình dạng và độ dày của màng trinh có thể thay đổi theo thời gian.

Màng trinh nằm ở đâu? Vì sao màng trinh bị rách?

hình ảnh nhận biết màng trinh còn hay rách

Để nhận biết màng trinh còn hay rách, bạn cần xác định được màng trinh nằm ở đâu? Màng trinh nằm sau môi lớn và môi bé, cách cửa âm đạo từ 1-3 cm tùy cơ địa.

Những nguyên nhân gây rách màng trinh

Màng trinh có thể bị rách do quan hệ tình dục, nhưng cũng có thể bị rách vì nhiều nguyên nhân khác. Ngoài tình dục, một số hoạt động phổ biến có thể làm rách màng trinh bao gồm:

  • Vận động mạnh
  • Cưỡi ngựa
  • Đi xe đạp
  • Leo núi
  • Dùng tampon
  • Thủ dâm thâm nhập
  • Khám phụ khoa, hoặc xét nghiệm Pap.

Dấu hiệu nhận biết màng trinh còn hay rách

nhận biết màng trinh còn hay rách

Thông thường, phụ nữ có thể nhận thấy một số dấu hiệu màng trinh còn hay rách thông qua việc quan sát. Sau đây là những dấu hiệu mất trinh đối với 4 trường hợp cụ thể:

  1. Nhận biết đối với phụ nữ đã quan hệ tình dục
  2. Nhận biết ở phụ nữ chưa quan hệ nhưng có vận động mạnh, có nguy cơ rách màng trinh cao
  3. Nhận biết qua vẻ ngoài của phụ nữ
  4. Nhận biết đối với phụ nữ không màng trinh bẩm sinh.

1. Dấu hiệu mất trinh (rách màng trinh) khi đã quan hệ tình dục

Những biểu hiện thường gặp khi phụ nữ bị rách màng trinh do quan hệ tình dục thường là:

  • Hơi đau rát xung quanh cửa âm đạo
  • Chảy máu nhẹ, hoặc ra đốm máu lấm tấm.

Trong một số trường hợp, màng trinh có thể không bị rách sau lần quan hệ tình dục đầu tiên.

2. Cách tự kiểm tra để nhận biết màng trinh còn hay rách khi chưa từng quan hệ tình dục

Làm sao để nhận biết màng trinh còn hay rách khi chưa quan hệ tình dục? Một số tác động bên ngoài có thể khiến màng trinh bị rách, dấu hiệu thường thấy là chảy máu âm đạo và cảm giác đau nhẹ ngay sau đó. 

Bạn có thể tự kiểm tra màng trinh bị rách hay không ngay tại nhà với một chiếc gương cầm tay và một chiếc ghế. Cách tự kiểm tra màng trinh còn hay rách như sau:

  1. Rửa tay sạch với xà phòng
  2. Ngồi trên mép ghế và xoạc rộng chân
  3. Thoa một ít chất bôi trơn lên ngón tay để hạn chế ma sát gây đau khi đưa ngón tay vào âm đạo
  4. Cầm gương soi và điều chỉnh sao cho bạn có thể soi rõ “cô bé”.
  5. Sử dụng ngón trỏ hoặc ngón giữa của bạn để mở rộng môi âm hộ.
  6. Nếu màng trinh còn nguyên, bạn sẽ thấy màng da mỏng hình lưỡi liềm ngay cửa âm đạo.
  7. Nếu màng trinh bị rách, bạn sẽ không thấy bất kỳ màng da nào bao bọc cửa âm đạo; hoặc sẽ có một số vết rách bị cuộn đều về phía thành âm đạo.
nhận biết màng trinh bị rách
Hình ảnh nhận biết màng trinh còn hay rách
Màng trinh có nhiều hình dạng khác nhau. Nếu bạn không thể tự nhận biết màng trinh có bị rách hay không, bạn có thể đến bệnh viện kiểm tra.

3. Nhận biết phụ nữ mất màng trinh qua vẻ ngoài

Một số mẹo dân gian phân biệt phụ nữ còn hay mất màng trinh thông qua: dáng đi, hình dạng cơ thể (bầu ngực, nhũ hoa, vòng mông), âm đạo bị thâm,… Song trên thực tế, màng trinh còn hay mất không làm thay đổi hình dáng cơ thể. 

Những người xung quanh có thể nhận biết màng trinh còn hay rách ở một phụ nữ không? Có thể nhận biết con gái đã quan hệ lần đầu qua vẻ ngoài không? Câu trả lời là không! Lần đầu quan hệ có thể làm thay đổi suy nghĩ và nhận thức của phụ nữ về tình dục và mối quan hệ. Tuy nhiên, màng trinh bị rách sau lần đầu quan hệ không làm thay đổi hình dáng và vẻ bề ngoài của phụ nữ (trừ khi mang thai).

Vì thế, bạn không thể quan sát dấu hiệu nhận biết phụ nữ còn hay mất màng trinh chỉ qua ngoại hình.

4. Không có màng trinh bẩm sinh

Những dấu hiệu nhận biết rách màng trinh bên trên sẽ không thể áp dụng ở trường hợp này. Một số phụ nữ bẩm sinh không có màng trinh; hoặc lớp mô màng trinh vô cùng mỏng. Trong tình huống này, khi tự kiểm tra tại nhà, bạn có thể không thấy lớp màng hoặc vết rách ở lỗ âm đạo.

Tóm lại, không phải tất cả các dấu hiệu tự nhận biết màng trinh còn hay rách đều hiệu quả. Có 2 trường hợp bạn sẽ không thể phân biệt được màng trinh còn hay rách là:
  1. Phân biệt bằng ngoại hình của phụ nữ
  2. Phụ nữ bẩm sinh không có màng trinh

Rách màng trinh có sao không?

Đa phần mọi người cảm thấy không quá đau đớn, hoặc không cảm thấy gì khi màng trinh bị rách. Sau khi màng trinh bị rách, bạn có thể bị chảy máu ở âm đạo.

Khi phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục, hiện tượng rách màng trinh có thể bị nhầm lẫn với kỳ kinh nguyệt. Đó là do một số người không cảm thấy đau hoặc không chảy máu khi màng trinh bị rách.

Mất trinh do quan hệ có đau không?

Nếu màng trinh bị rách sau lần đầu tiên quan hệ tình dục, phụ nữ có thể cảm thấy đau khi dương vật hoặc ngón tay tiếp xúc và tiến sâu vào âm đạo.

Thế nhưng, điều này không xảy ra với tất cả mọi người. Một số người bẩm sinh có mô màng trinh lớn hơn những người khác nên họ không bị chảy máu hay cảm thấy đau.

Rách màng trinh tự nhiên có đau không? Rách màng trinh do quan hệ có đau không?
Mỗi người có hình dạng và kích thước màng trinh khác nhau. Không phải ai cũng bị chảy máu, đau sau khi rách màng trinh. Vì thế, trong nhiều trường hợp, phụ nữ không nhận ra mình bị rách màng trinh vào lúc nào.

Thực tế, việc nhận biết màng trinh còn hay rách không đủ để đánh giá trinh tiết và phẩm chất của một người phụ nữ. Lớp màng mỏng này có thể bị rách do các tác động mạnh ở phần dưới âm đạo trong sinh hoạt hoặc vận động thường ngày. Chính vì thế, màng trinh còn hay mất không thể cho biết việc một phụ nữ đã quan hệ tình dục hay chưa.

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 11/03/2024

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo