backup og meta

Thụt rửa âm đạo: Có nên hay không?

Thụt rửa âm đạo: Có nên hay không?

Ngày nay, hầu hết các tiệm thuốc tây đều có bán các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ dưới dạng chai rất tiện lợi cho người sử dụng xịt vào bên trong âm đạo qua ống hoặc vòi. Thành phần chủ yếu của các dung dịch này thường bao gồm baking soda, giấm, i-ốt cũng như nước hoa hoặc các chất tạo hương thơm. Tuy nhiên, bạn có nên thụt rửa âm đạo để vệ sinh vùng kín hay không?

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu kỹ hơn về cách vệ sinh âm đạo này trong bài viết sau bạn nhé.

Lý do nào khiến phụ nữ chọn thụt rửa âm đạo?

Các chuyên gia cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ lựa chọn phương pháp thụt rửa âm đạo, bao gồm:

  • Họ tin rằng chúng giúp đảm bảo vệ sinh cơ thể. Tuy nhiên, các dung dịch thụt rửa không giúp bạn rửa sạch hoàn toàn máu kinh hoặc dịch âm đạo. Ngược lại, chúng còn có thể làm thay đổi nồng độ pH hoặc các axit trong âm đạo, làm cho vùng kín dễ bị viêm nhiễm hơn.
  • Nhiều phụ nữ cho rằng các dung dịch này giúp loại bỏ mùi hôi ở vùng kín. Thực tế, các loại dung dịch này hoạt động như nước xịt phòng lấn át đi mùi hôi chứ không hề làm nó mất hẳn. Đôi khi, mùi hôi bất thường của âm đạo có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng bàng quang hoặc những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị tận gốc những tình trạng trên. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ rằng âm đạo có thể có mùi tự nhiên và điều đó không có nghĩa là bạn đang mắc các bệnh viêm nhiễm.
  • Họ cho rằng cách này giúp ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, điều này thật sự hoang đường.
  • Phụ nữ nghĩ rằng các dung dịch thụt rửa âm đạo giúp chữa trị tình trạng viêm âm đạo, đây là một trong số nhiều quan niệm sai lầm mà phụ nữ mắc phải. Trên thực tế, thụt rửa âm đạo lại có thể làm lây lan vi khuẩn sang vùng chậu của bạn cũng như làm cho các bác sĩ khó chẩn đoán và chữa trị hơn vì chúng phá vỡ môi trường âm đạo bình thường.

Chị em có nên thụt rửa vùng kín không?

Thụt rửa vùng kín gây viêm nhiễm âm đạo

Các chuyên gia sức khỏe sản khoa khuyên rằng bạn nên tránh điều này. Nếu bạn nhận thấy âm đạo có mùi khó chịu thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm âm đạo. Lúc này, bạn cần đi khám bác sĩ để được chỉ định chữa trị, chứ không nên tự chữa bằng cách thụt rửa âm đạo. Nồng độ axit trong môi trường âm đạo có thể kiểm soát vi khuẩn một cách tự nhiên, do đó các chị em chỉ cần vệ sinh với nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, không mùi là đủ giúp âm đạo luôn sạch sẽ.

Mối nguy hại từ việc thụt rửa âm đạo

Nhìn chung, nguy cơ mà các loại dung dịch thụt rửa vùng kín này gây ra nhiều hơn những lợi ích mà chúng đem đến. Các vấn đề phụ khoa có thể xảy ra do thụt rửa âm đạo gồm:

Viêm nhiễm âm đạo: Các loại dung dịch vệ sinh có thể làm đảo lộn sự cân bằng tự nhiên của các vi khuẩn bên trong âm đạo. Những thay đổi này tạo ra một môi trường rất thuận lợi cho các vi khuẩn gây viêm nhiễm phát triển. Các nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ ngưng sử dụng các chất này sẽ ít bị nhiễm khuẩn âm đạo hơn. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm bên trong âm đạo còn có thể gây ra nguy cơ sinh non và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh viêm vùng chậu: Căn bệnh này là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Có nghiên cứu phát hiện rằng 73% trong số những phụ nữ thụt rửa thường xuyên có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn;

Các biến chứng liên quan đến khả năng mang thai: Những phụ nữ thụt rửa âm đạo nhiều hơn một lần mỗi tuần gặp nhiều khó khăn trong việc thụ thai hơn so với những người khác. Ngoài ra, các loại dung dịch thụt rửa còn làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung lên đến 76%;

Ung thư cổ tử cung: Thụt rửa âm đạo ít nhất một lần một tuần cũng có khả năng tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Tóm lại, bạn cần nhớ rằng âm đạo của phụ nữ có khả năng tự làm sạch tự nhiên. Do đó, sử dụng các dung dịch thụt rửa để vệ sinh âm đạo là việc làm không cần thiết. Trong nhiều trường hợp, chúng thậm chí còn gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Do Women Need to Douche? http://www.everydayhealth.com/sexual-health/women-and-douching.aspx. Ngày truy cập 15/10/2016.

Vaginal Douching: Helpful or Harmful? http://www.webmd.com/women/guide/vaginal-douching-helpful-or-harmful. Ngày truy cập 15/10/2016.

Phiên bản hiện tại

20/05/2022

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Dung Nguyễn


Bài viết liên quan

Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? 6 nguyên nhân thường gặp 

Bị đau ngực bên trái ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 20/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo