backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Hỏi đáp Bác sĩ: Khám phụ khoa có đau không, quy trình khám như thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung · Sản - Phụ khoa · Phòng khám phụ sản Cảm Xúc


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 24/03/2022

    Hỏi đáp Bác sĩ: Khám phụ khoa có đau không, quy trình khám như thế nào?

    Bạn đọc hỏi 

    Chào bác sĩ,

    Em 20 tuổi, là sinh viên học xa nhà, chưa quan hệ tình dục. Gần đây, em thường xuyên bị tiểu buốt, tiểu gắt, đau khi đi tiểu. Mẹ em nói nên đi khám phụ khoa để được điều trị đúng cách. Bác sĩ cho em hỏi là khám phụ khoa có đau không, quy trình khám như thế nào? Trước khi khám em có phải nhịn ăn không ạ? Em cảm ơn bác sĩ! 

    Cẩm Thúy, Làng đại học Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    Bác sĩ trả lời

    Chào bạn Cẩm Thúy 

    Với câu hỏi “Khám phụ khoa có đau không? Quy trình khám thế nào? Có cần nhịn ăn trước khi thăm khám?’ Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, chuyên gia tham vấn y khoa cho các chuyên mục Sức khỏe phụ nữ, Mang thai của website Hello Bacsi, sẽ giải đáp như sau:

    Khám phụ khoa luôn là vấn đề tế nhị khiến các chị em phụ nữ lo ngại khi đi khám bệnh. Tâm lý ngại ngùng, sợ đau, sợ ảnh hưởng, sợ không kín đáo… khiến chị em phụ nữ thường trì hoãn việc thăm khám. Vậy khám phụ khoa có thực sự đáng sợ đến thế? Có đau đớn hay gây khó chịu ảnh hưởng gì hay không? Quy trình thăm khám thế nào?

    Khi bạn thăm khám phụ khoa, việc đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng của bạn, các triệu chứng khiến bạn khó chịu và các tiền sử bệnh lý, tiền sử sản phụ khoa, dị ứng… để định hướng cho việc thăm khám và chỉ định xét nghiệm và điều trị tiếp theo.

    Khám phụ khoa có đau không

    Nếu định hướng đến bệnh lý phụ khoa, bác sĩ sẽ thăm khám:

    • Khám ngoài ổ bụng và cơ quan sinh dục ngoài: khám ngoài, hầu như không gây khó chịu hay đau đớn.
    • Khám trong: Khám dùng tay và khám dùng mỏ vịt. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ vào trong để quan sát âm đạo, cổ tử cung của người bệnh. Trong quá trình này, bác sĩ có thể lấy dịch âm đạo hay bệnh phẩm khác để xét nghiệm nếu cần thiết. Quá trình này có thể gây một chút khó chịu khi bạn thăm khám lần đầu. Khám trong chỉ áp dụng khi bạn đã quan hệ tình dục rồi.
    • Cận lâm sàng: Tùy vào các triệu chứng khi hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang…
    • Sau khi có các kết quả cận lâm sàng: Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị, chăm sóc và theo dõi sau này.

    Ở trường hợp của bạn 20 tuổi, chưa quan hệ tình dục, gặp các triệu chứng thường xuyên bị tiểu buốt, tiểu gắt, đau khi đi tiểu… Đây là các dấu hiệu thường gặp ở các bệnh lý về đường tiết niệu. Bạn nên thăm khám chuyên khoa thận tiết niệu trước, sau đó bác sĩ sẽ chỉ định khám phụ khoa nếu cần thiết. Hơn nữa, bạn chưa quan hệ tình dục, nên bác sĩ chủ yếu sẽ khám ngoài cho mình, việc này không gây đau đớn hay khó chịu gì. Hẳn đến đây bạn đã có câu trả lời cho việc khám phụ khoa có đau không. Về phần thắc mắc trước khi thăm khám, có cần nhịn ăn hay không, bác sĩ trả lời bạn như sau: 

    Trước khi thăm khám, bạn nên nhịn ăn, vì dựa trên tiền sử, triệu chứng bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm mà một số chỉ số có thể ảnh hưởng sau bữa ăn. Đồng thời nên nhịn tiểu vì quá trình thăm khám có thể cần siêu âm phụ khoa qua đường bụng và tiến hành xét nghiệm nước tiểu.

    Ngoài ra, bạn nên: uống nhiều nước, đi tiểu ngay khi có nhu cầu, vệ sinh vùng kín ngày 2-3 lần và khám sớm không nên để tình trạng nặng nề hơn.

    Bạn có thể xem thêm các bài viết:

    Nhiễm trùng đường tiết niệu (Viêm đường tiết niệu) 

    Vì sao bạn nên đi khám phụ khoa thường xuyên? 

    Điều gì xảy ra ở phòng khám phụ khoa? 

    Trân trọng!

    Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung

    Sản - Phụ khoa · Phòng khám phụ sản Cảm Xúc


    Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 24/03/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo