backup og meta

Tới tháng đi bơi được không? Cách đi bơi an toàn trong ngày “đèn đỏ”

Tới tháng đi bơi được không? Cách đi bơi an toàn trong ngày “đèn đỏ”

Có ý kiến cho rằng phụ nữ không nên đi bơi trong kỳ kinh nguyệt vì điều này không an toàn và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Thực hư điều này ra sao? Nữ giới tới tháng đi bơi được không?

Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được có kinh đi bơi được không cũng như cách đi bơi an toàn trong “ngày đèn đỏ”.

Tới tháng đi bơi được không?

Có quan điểm cho rằng phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt không nên đi bơi vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, có hại cho cơ thể. Một số chị em còn e ngại máu kinh có thể chảy ra nước hồ bơi. Vậy, liệu nữ giới tới tháng có đi bơi được không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, việc đi bơi trong kỳ kinh nguyệt là hoàn toàn an toàn. Nước không thể xâm nhập vào bên trong âm đạo bất kể chị em đang đến ngày “đèn đỏ” hay không. 

Hơn nữa, nước hồ bơi đã được khử trùng bằng clo và sử dụng hệ thống lọc. Do đó, miễn là phụ nữ tuân thủ những nguyên tắc an toàn được hướng dẫn trong bài viết này thì việc đi bơi trong kỳ kinh nguyệt không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Mặt khác, nguy cơ rò rỉ máu khi đi bơi trong kỳ kinh nguyệt cũng rất thấp. Điều này là do áp lực nước có thể làm chậm dòng chảy của máu kinh. Vì vậy, nếu đang có kinh nguyệt nhẹ thì bạn không cần quá lo lắng về nguy cơ máu kinh có thể chảy ra ngoài.

Trong trường hợp bạn đang chảy nhiều máu kinh nguyệt, đừng quá e ngại. Bạn vẫn có thể bơi thoải mái như những nữ vận động viên bơi lội. Chỉ cần sử dụng đúng loại sản phẩm hỗ trợ kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như tampon, cốc nguyệt san… là có thể hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ máu kinh trong khi bơi.

Lợi ích khi đi bơi trong kỳ kinh nguyệt

tới tháng đi bơi được không

Như vậy là bạn đã biết được lời đáp cho thắc mắc “Tới tháng đi bơi được không?”. Thực tế, hoạt động bơi lội trong kỳ kinh nguyệt có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ, chẳng hạn như:

  • Giảm chứng chuột rút do kỳ kinh nguyệt gây ra: Điều này là do khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng endorphin hoạt động như thuốc giảm đau tự nhiên.
  • Giảm cảm giác mệt mỏi trong kỳ kinh: Endorphin được sản xuất trong quá trình bơi lội cũng tạo cảm giác sảng khoái, hưng phấn cho phụ nữ, nhờ đó mà giảm mệt mỏi.
Có thể thấy, việc đi bơi trong ngày “đèn đỏ” mang lại cả lợi ích về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, thay vì loay hoay tìm kiếm lời đáp cho băn khoăn “Tới tháng đi bơi có sao không?”, các chị em phụ nữ hãy tham khảo cách đi bơi khi tới tháng vừa an toàn, vừa thoải mái sau đây nhé!

Cách đi bơi an toàn khi tới tháng cho các nàng

1. Lựa chọn sản phẩm hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt phù hợp

tới tháng đi bơi được không

Bên cạnh thắc mắc “Nữ giới tới tháng đi bơi được không?” thì “Dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không?” cũng là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ, nhất là những người chưa từng sử dụng bất kỳ sản phẩm hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt nào khác ngoài băng vệ sinh.

Thực chất, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nữ giới không nên dùng băng vệ sinh khi đi bơi. Nguyên nhân là vì băng vệ sinh có thể hút nước hồ bơi và bị ướt, dẫn đến khó có thể thấm hút máu kinh. Thậm chí, băng vệ sinh cũng có thể bị rơi ra khỏi đồ bơi. Ngoài ra, nếu bạn mặc đồ bơi mảnh thì việc dùng băng vệ sinh thường là rất dễ dàng “bị lộ”.

Sự lựa chọn tốt nhất khi đi bơi trong kỳ kinh nguyệt là dùng tampon hoặc cốc nguyệt san:

  • Tampon: Tampon rất tiện lợi và khó rơi ra ngoài trong môi trường nước, nhất là khi bạn đã thắt dây lại. Khi sử dụng tampon để đi bơi trong ngày “đèn đỏ”, phụ nữ nên chọn loại có độ thấm hút cao.
  • Cốc nguyệt san: Cốc nguyệt san thường được làm bằng cao su hoặc silicone. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn đi bơi trong ngày kinh nguyệt, vì cốc nguyệt san không thấm nước và cũng hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ máu kinh.
  • Quần lót nguyệt san dành cho hoạt động bơi lội: Nếu bạn đang băn khoăn “Làm thế nào để đi bơi trong ngày đèn đỏ mà không dùng tampon và cốc nguyệt san?”, thì quần lót nguyệt san dành cho hoạt động bơi lội là một sự lựa chọn phù hợp. Mặc dù trông giống như quần lót thông thường, nhưng loại quần lót nguyệt san này có chức năng thấm hút tương tự như băng vệ sinh. Bạn nên chọn loại quần lót nguyệt san có nhiều lớp và độ thấm hút cao. Để an tâm, bạn cũng có thể chọn loại sản phẩm làm từ vải kháng khuẩn.

2. Sử dụng đồ bơi chuyên dùng trong kỳ kinh nguyệt

tới tháng đi bơi được không

Một số phụ nữ đặt ra câu hỏi “Tới tháng đi bơi được không?” vì lo sợ tình trạng rò rỉ máu kinh. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến điều này, đừng lo lắng. Hiện nay, trên thị trường đã có các loại đồ bơi chống rò rỉ máu kinh dành riêng cho kỳ kinh nguyệt.

Với thiết kế nhiều lớp có khả năng thấm hút cao, bộ đồ bơi đặc biệt này có thể thấm hút máu kinh tương đương 1-2 miếng băng vệ sinh. Nhờ đó, các chị em có thể yên tâm bơi lội thoải mái trong ngày “đèn đỏ” nhé!

3. Mang theo nước uống và kem chống nắng

Ngoài những sản phẩm hỗ trợ kỳ kinh nguyệt, khi đi bơi trong ngày “đèn đỏ”, phụ nữ cũng cần mang theo một chai nước uống nữa nhé! Khi đang trong kỳ kinh nguyệt, nữ giới dễ bị mất nước hơn.

Ngoài ra, việc bôi kem chống nắng cũng rất quan trọng để bảo vệ làn da đang bị mẫn cảm do kỳ kinh nguyệt nữa đấy!

Bài viết trên đã giúp bạn biết được lời đáp cho vấn đề “Tới tháng đi bơi được không?”. Hi vọng những thông tin trên, các chị em không còn e ngại chuyện bơi lội trong ngày “đèn đỏ” nữa. Đừng quên đăng ký làm thành viên của Hello Bacsi để nhận thêm những bài viết sức khỏe bổ ích bạn nhé!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Swimming and Your Period: Gross or Go For It? – Penn Medicine https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/womens-health/2016/june/swimming-and-your-period-5-myths-debunked Ngày truy câp: 20/06/2024

The Impact of Competitive Swimming on Menstrual Cycle Disorders and Subsequent Sports Injuries as Related to the Female Athlete Triad and on Premenstrual Syndrome Symptoms https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36497928/ Ngày truy câp: 20/06/2024

Menstrual Cycle (Normal Menstruation): Overview & Phases https://my.clevelandclinic.org/health/articles/10132-menstrual-cycle Ngày truy câp: 20/06/2024

Periods – NHS https://www.nhs.uk/conditions/periods/ Ngày truy câp: 20/06/2024

Menstrual cycle: What’s normal, what’s not – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/menstrual-cycle/art-20047186 Ngày truy câp: 20/06/2024

Phiên bản hiện tại

02/07/2024

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

4 biểu hiện kinh nguyệt bất thường bạn nên lưu ý

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? 8 cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 02/07/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo