backup og meta

Báo động kinh nguyệt ra nhiều: 4 trường hợp cần đi khám ngay!

Báo động kinh nguyệt ra nhiều: 4 trường hợp cần đi khám ngay!

Cơ địa của mỗi người khác nhau nên lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt không giống nhau. Rất khó xác định lượng máu mất đi trong chu mỗi chu kỳ kinh nguyệt của bạn có bình thường hay không. Bài viết này sẽ giúp bạn biết khi nào kinh nguyệt ra nhiều bất thường và nguyên nhân là gì?

Nếu bạn cần thay băng vệ sinh sau chưa đầy 2 giờ, hoặc bạn thấy cục máu đông có kích thước lớn, bạn nên đi gặp bác sĩ. Máu kinh ra nhiều do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân bệnh lý. 

Biểu hiện khi kinh nguyệt ra nhiều

Thế nào là ra máu kinh nhiều bất thường? Một số dấu hiệu lượng kinh nguyệt ra nhiều gồm có:

  • Máu kinh nguyệt bị vón cục lớn.
  • Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày.
  • Bạn mất máu quá nhiều trong khi đang bị thiếu máu.
  • Bạn thay từ 6 hoặc 7 miếng băng vệ sinh trở lên mỗi ngày hành kinh.
  • Bạn phải chịu đựng tình trạng thống kinh trong những ngày hành kinh. Thống kinh là cơn đau xuất hiện cùng chu kỳ kinh nguyệt. Chảy máu nhiều có thể làm tử cung co lại, gây ra những cơn đau này.

Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không?

kinh nguyệt ra nhiều

Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không? Có thể! Mức độ nguy hiểm khi kinh nguyệt ra nhiều phụ thuộc vào lượng máu kinh thất thoát ở mức độ nào.

Tuy nhiên, trước khi biết kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không, bạn sẽ gặp phải những vấn đề sau đây:

  • Thiếu máu do mất máu quá nhiều
  • Choáng váng, mệt mỏi, dễ bị đuối sức
  • Sức khỏe thể chất không ổn định, kéo theo mệt mỏi, cáu gắt về tinh thần
Để có câu trả lời chính xác máu kinh ra nhiều có sao không, bạn cần được bác sĩ thăm khám mới xác định được nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của tình trạng này.

4 nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra nhiều cần đi khám ngay

chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ

Kinh nguyệt ra nhiều là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng ra máu quá nhiều, bao gồm:

1. U xơ tử cung

Đây là căn bệnh lành tính (không phải ung thư) do các khối u hình thành trong các thành tử cung. Có đến 70% phụ nữ sẽ gặp một hoặc nhiều các trường hợp u xơ tử cung trước 50 tuổi. Máu kinh nguyệt ra nhiều là triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này.

Dấu hiệu ra máu kinh nhiều do u xơ tử cung là gì? Một số triệu chứng đi kèm bạn có thể gặp phải là: máu ra ít hơn bình thường giữa kỳ kinh nguyệt, đau bụng và đau bụng dưới. Tùy thuộc vào số lượng và vị trí của các khối u xơ, bạn có thể không cần điều trị hoặc phải làm phẫu thuật mà chỉ cần uống thuốc theo chỉ định.

2. Polyp tử cung khiến kinh nguyệt ra nhiều

Máu kinh ra nhiều là do đâu? Polyp tử cung có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra nhiều. Polyp tử cung là những cụm khối u nhỏ bám ở lớp niêm mạc tử cung của bạn. Những cụm khối u nhỏ này thường vô hại nhưng chúng có thể gây vô sinh hoặc sẩy thai.

Dấu hiệu ra máu kinh nhiều do polyp tử cung là gì? Ngoài việc có thể gây chảy máu nhiều, bạn có thể gặp những hiện tượng đi kèm là: kinh nguyệt không đều, hoặc chảy máu giữa chu kỳ. Bác sĩ có thể loại bỏ chúng đi hoặc kê toa thuốc để điều trị các loại mất cân bằng nội tiết tố làm hình thành polyp.

>>> Có thể bạn quan tâm: Rong huyết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rong huyết

3. Nội mạc tử cung tăng sản có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều

kinh nguyệt ra nhiều

Máu kinh ra nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nội mạc tử cung tăng sản. Tình trạng này là sự phát triển quá mức của nội mạc tử cung hoặc niêm mạc của tử cung.

Máu kinh ra nhiều do nội mạc tử cung tăng sản có sao không? Có! Trong một số trường hợp, tăng sản có thể làm tăng nguy cơ ung thư tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung.

Nguyên nhân của tình trạng này là sự mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, việc nồng độ hormone estrogen cao mà không đủ progesterone cũng có thể dẫn đến tăng sản. Những phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, khi hết rụng trứng có thể gặp phải tình trạng này vì cơ thể không còn tạo được progesterone. Bạn có thể điều trị căn bệnh này bằng các loại thuốc điều chỉnh sự thiếu hụt hormone.

>> Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ung thư nội mạc tử cung là gì?

4. Vì sao ra kinh nguyệt nhiều? Do mất cân bằng hormone

Estrogen xây dựng nên niêm mạc tử cung, trong khi progesterone ổn định lớp màng. Nếu 1 trong 2 loại hormone nêu trên bị rối loạn thì sẽ có thể dẫn đến chảy máu nhiều hơn trong những ngày hành kinh.

Mất cân bằng hormone thậm chí có thể dẫn đến ung thư tử cung. Bạn có thể điều trị tình trạng này bằng các nội tiết tố thay thế hoặc các loại thuốc nội tiết tố kích thích.

Phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào đều có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra nhiều. Thông thường vấn đề này xảy ra ở phụ nữ sắp mãn kinh hoặc bắt đầu mất kinh. Bạn nên chú ý lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt của mình để sớm phát hiện những bệnh nguy hiểm nhé.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Are Your Periods Really Heavy? You Could Have One of These Issues and Not Even Know It
https://www.womens-health-concern.org/help-and-advice/factsheets/heavy-periods/
Ngày truy cập: 8/2/2023
What causes heavy periods? | The Royal Women’s Hospital
https://www.thewomens.org.au/health-information/periods/heavy-periods/what-causes-heavy-periods
Ngày truy cập: 8/2/2023
Heavy periods: Overview – InformedHealth.org – NCBI Bookshelf
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279294/
Ngày truy cập: 8/2/2023
Heavy Menstrual Bleeding | ACOG
https://www.acog.org/womens-health/faqs/heavy-menstrual-bleeding
Ngày truy cập: 8/2/2023
Menorrhagia (heavy menstrual bleeding) – Symptoms and causes – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/symptoms-causes/syc-20352829
Ngày truy cập: 8/2/2023
Heavy Menstrual Bleeding | CDC
https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html#
Ngày truy cập: 8/2/2023

Phiên bản hiện tại

08/02/2023

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài có sao không, có nguy hiểm không?

Rong kinh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa kinh nguyệt kéo dài


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 08/02/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo