Tình trạng hết kinh 1 tuần lại ra máu thường không quá nghiêm trọng nếu bạn không gặp một số triệu chứng đi kèm. Chỉ cần xác định đúng nguyên nhân, bạn sẽ cải thiện được tình trạng này nhanh chóng.
Các nàng có thể lo lắng khi thấy mình vừa hết kinh 1 tuần lại ra máu hoặc mới hết kinh 4 ngày lại ra máu. Một số trường hợp chị em đã hết kinh 10 ngày lại ra máu hồng hoặc máu nâu, điều này có nguy hiểm không?
Thông thường, vừa hết kinh từ 7-10 ngày lại ra máu có thể là dấu hiệu mang thai, hoặc máu kinh nguyệt còn sót lại. Trong một số trường hợp khác, hết kinh 1 tuần lại ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư.
1. Hết kinh 1 tuần lại ra máu do tác dụng phụ từ các biện pháp tránh thai nội tiết
Tác dụng phụ của các phương pháp tránh thai nội tiết là nguyên nhân phổ biến khiến bạn hết kinh 1 tuần lại ra máu hay ra máu sau kỳ kinh 1 tuần. Thông thường, tác dụng phụ này thường chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu sử dụng biện pháp tránh thai. Một số biện pháp tránh thai nội tiết tố bao gồm:
- Vòng tránh thai (IUD)
- Miếng dán tránh thai
- Vòng âm đạo
- Thuốc tránh thai
- Que cấy tránh thai
Đôi khi bạn có thể ra máu giữa các kỳ kinh vì việc thực hiện biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố không đúng với hướng dẫn. Ví dụ: Bạn có thể ra máu nếu quên uống thuốc tránh thai hoặc dùng miếng dán tránh thai sai cách.
Bạn cần đi khám nếu bị ra máu giữa các kỳ kinh nhiều hoặc tình trạng này kéo dài hơn 3 tháng. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một phương pháp tránh thai khác để cải thiện tình hình.
2. Hết kinh 4 ngày lại ra máu có thể do các biện pháp tránh thai khẩn cấp
Bạn cũng có thể gặp tình trạng hết kinh 4 ngày, hết kinh 1 tuần lại ra máu hay ra máu sau kỳ kinh 1 tuần nếu sử dụng các phương pháp tránh thai khẩn cấp như uống thuốc tránh thai khẩn cấp, đặt vòng tránh thai.
3. Mãn kinh hoặc tiền mãn kinh
Tại sao hết kinh nguyệt mà vẫn ra máu? Thời kỳ mãn kinh thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 55. Nó được đánh dấu kể từ khi phụ nữ không có kinh nguyệt liên tục trong 12 tháng. Giai đoạn trước thời kỳ mãn kinh gọi là tiền mãn kinh. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, lượng hormone trong cơ thể không ổn định có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, ra máu khi đã hết kỳ kinh.
4. Nguyên nhân hết kinh 1 tuần lại ra máu: Mang thai
Hết kinh 1 tuần lại ra máu đây có thể là dấu hiệu ra máu ngay sau khi đậu thai
Tại sao hết kinh 10 ngày lại ra máu hồng hay ra máu sau kỳ kinh 1 tuần là do đâu? Theo các chuyên gia sản khoa, một số bạn nữ sẽ bị ra máu ngay sau khi đậu thai. Máu này báo hiệu trứng đã thụ tinh và làm tổ vào niêm mạc tử cung. Tình trạng ra máu này gọi là ra máu báo thai và có thể đi kèm cảm giác hơi co thắt trong tử cung.
Một tình huống khác có thể là bạn đã có thai trước đó, nhưng vô tình bị động thai, ra huyết gần ngày có kinh, gây nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. Tình trạng động thai không được điều trị sau đó 1 tuần có thể tiếp tục ra huyết.
5. Hết kinh 1 tuần lại ra máu do tổn thương âm đạo
Vì sao vừa hết kinh 10 ngày lại ra máu nâu? Nếu da hoặc mô âm đạo bị tổn thương, bạn có thể ra máu dù không phải đang trong kỳ kinh. Một tác nhân phổ biến khiến âm đạo tổn thương là do quá trình thâm nhập khi quan hệ tình dục hoặc sử dụng đồ chơi tình dục.
Âm đạo rất dễ tổn thương nếu bị thâm nhập khi chưa đủ chất bôi trơn hay thâm nhập một cách thô bạo. Cơ thể bạn nữ sẽ tự sản xuất chất bôi trơn tự nhiên để âm đạo không bị khô khi quan hệ. Thế nhưng, chất bôi trơn có thể không đủ nếu bạn nữ không nhận đủ kích thích tình dục hoặc đang trong quá trình thay đổi nồng độ hormone do nhiều nguyên nhân.
6. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục
Một số bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục có thể khiến bạn ra máu dù đã hết kỳ kinh nguyệt hay ra máu sau kỳ kinh 1 tuần, thậm chí là có thể bị ra máu sau kỳ kinh 2 tuần. Một trong những nhiễm trùng có thể kể đến là Chlamydia. Chứng nhiễm trùng này còn có thể gây chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.
7. Polyp tử cung hoặc âm đạo khiến bạn hết kinh 1 tuần lại ra máu
Polyp là những khối u nhỏ có thể phát triển trong lòng tử cung hoặc trên cổ tử cung, phần nối giữa âm đạo và tử cung. Trong một số trường hợp, polyp có thể gây tình trạng ra máu dù đã hết kỳ kinh nguyệt. Thường trong lúc ra hành kinh cũng sẽ ra nhiều, kéo dài gây rong kinh, cường kinh. Nếu nghi ngờ mình đang gặp tình trạng này, bạn cần đi khám để được bác sĩ tư vấn cắt bỏ khối polyp.
8. Một số bệnh ung thư
Dù tình trạng hết kinh 1 tuần lại ra máu thường không quá đáng lo nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư, bao gồm:
- Ung thư cổ tử cung: Bệnh này có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất phụ nữ từ 30 đến 45 tuổi. Triệu chứng đầu tiên của ung thư cổ tử cung là ra máu dù đã hết kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục. Một số triệu chứng ban đầu khác bao gồm đau hoặc khó chịu khi quan hệ hoặc dịch âm đạo có mùi khó chịu.
- Ung thư tử cung: Bệnh này thường xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi. Ra máu âm đạo là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh, đặc biệt nếu bạn đã mãn kinh. Nếu chưa đến tuổi mãn kinh, bệnh ung thư tử cung có thể gây hiện tượng ra máu giữa các kỳ kinh. Đôi khi, bạn có thể bị ra máu nhiều hơn bình thường, dễ nhầm với tình trạng tiền mãn kinh. Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm đau khi quan hệ tình dục hoặc đau ở bụng.
Triệu chứng của ung thư thường rất thầm lặng. Do đó, bạn nên tầm soát ung thư cổ tử cung và tử cung định kỳ đều đặn.
9. Hội chứng buồng trứng đa nang
Tình trạng hội chứng buồng trứng đa nang có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều hay hết kinh 1 tuần lại ra máu hay ra máu khi hết kinh. Các triệu chứng khác bao gồm các vấn đề về khả năng sinh sản, tăng cân và da nhờn hoặc mụn trứng cá.
10. Phụ nữ hết kinh 1 tuần lại ra máu do lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung có thể gây hiện tượng ra máu sau khi hết kỳ kinh. Những tình trạng này cũng có thể khiến bạn ra nhiều kinh nguyệt, bị đau khi có kinh và đau bụng giữa các kỳ kinh.
Khi nào tìm đến bác sĩ
Bác sĩ có thể tiến hành khám phụ khoa, lấy mẫu cấy hoặc yêu cầu xét nghiệm máu hoặc chụp ảnh để xem xét kỹ hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn hết kinh 1 tuần lại ra máu. Trong đó có những nguyên nhân không đáng lo ngại nhưng cũng có những nguyên nhân cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn. Cách tốt nhất là bạn hãy dõi các triệu chứng đi kèm để xác định đúng tác nhân. Khi đã biết lý do gây tình trạng ra máu dù đã hết kỳ kinh, bạn sẽ có cách xử lý phù hợp!
[embed-health-tool-ovulation]