backup og meta

Điều hòa kinh nguyệt không dùng thuốc: 8 cách tự nhiên bạn nên biết

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

Điều hòa kinh nguyệt không dùng thuốc: 8 cách tự nhiên bạn nên biết

Tình trạng kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Kinh nguyệt không còn gây ra cảm giác khó chịu khi “dâu rụng”. Vậy, nên làm gì, ăn gì, uống gì để điều hòa kinh nguyệt? Hãy cùng Hello Bacsi khám phá những cách điều hòa kinh nguyệt tự nhiên để xua tan cảm giác khó chịu ngày đèn đỏ nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên hành kinh này đến ngày bắt đầu kỳ hành kinh tiếp theo. Một chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ kéo dài khoảng 24 – 38 ngày nhưng có thể thay đổi tùy theo đặc điểm thể chất riêng ở mỗi phụ nữ hay do những nguyên nhân tâm sinh lý… Bạn có thể đang gặp vấn đề về kinh nguyệt nếu khoảng thời gian giữa các chu kỳ liên tục thay đổi và kỳ hành kinh đến sớm hoặc muộn hơn bình thường.

Việc xử lý các triệu chứng kinh nguyệt bất thường phải xuất phát từ nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều. Dưới đây là 8 cách điều hòa kinh nguyệt mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

1. Uống gì để điều hòa kinh nguyệt? Hãy thử trà gừng

điều hòa kinh nguyệt

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên uống gì để điều hòa kinh nguyệt hay muốn điều hòa kinh nguyệt thì uống gì? Câu trả lời là hãy uống trà gừng bạn nhé.

Theo các chuyên gia sức khỏe, gừng là một nguyên liệu tự nhiên phổ biến có thể giúp điều kinh tự nhiên, giảm lượng máu mất đi quá nhiều trong kỳ hành kinh. Nếu uống trà gừng trong vòng 3 – 4 ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, bạn có thể thấy giảm đau bụng kinh, giảm cảm giác khó chịu và những triệu chứng tiền kinh nguyệt khác.

Uống trà gừng làm điều hoà kinh nguyệt


Bạn hãy lấy một miếng gừng nhỏ đập giập và đun sôi trong nước khoảng 5 – 7 phút. Bạn có thể thêm vào một chút đường hoặc mật ong và uống sau mỗi bữa ăn trong ít nhất một tháng để thấy hiệu quả.

2. Điều hòa kinh nguyệt nên uống gì? Hãy dùng quế

Uống gì điều hoà kinh nguyệt

Với những người không thích hương vị của gừng hay muốn đổi vị trà thì câu hỏi uống gì điều hòa kinh nguyệt hay loại trà nào giúp điều kinh là vẫn cần có thêm lời đáp. Trong trường hợp này, bạn hãy nghĩ đến quế.

Theo quan niệm Đông y, quế là vị thuốc có tính ấm nên cũng là nguyên liệu có tác dụng tích cực đối với nhiều vấn đề kinh nguyệt khác nhau. Quế giúp giảm đau bụng kinh, hạn chế chảy máu quá nhiều và giảm triệu chứng nôn mửa liên quan đến cơn đau bụng kinh nguyên phát.

Cách điều hòa kinh nguyệt bằng quế


Hãy cho 1,5 thìa bột quế vào một cốc sữa ấm và đun sôi, uống sữa này vài tuần cho tới khi bạn thấy những thay đổi tích cực. Bạn cũng có thể uống trà quế, rắc quế vào thức ăn hay nhai quế thường xuyên.

3. Điều hòa kinh nguyệt bằng dứa

điều hòa kinh nguyệt

Không chỉ băn khoăn uống gì để điều hòa kinh nguyệt, vấn đề ăn gì để điều hòa kinh nguyệt cũng nhận được sự quan tâm của đông đảo chị em phụ nữ.

Bạn có biết dứa là một nguyên liệu giúp điều trị các vấn đề về kinh nguyệt hiệu quả? Nguyên do là dứa có chứa thành phần bromelain, loại enzyme có thể giúp làm mềm niêm mạc tử cung và điều hòa kinh nguyệt.

Bromelain cũng có khả năng kháng viêm, giảm đau và thư giãn cơ bắp. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc cách điều hòa kinh nguyệt bằng dứa là hãy thêm loại quả này vào chế độ ăn bạn nhé. 


Dứa đã được chứng minh là có khả năng điều hòa kinh nguyệt. Một loại enzyme có trong dứa giúp giảm nhẹ các triệu chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút và đau đầu.

4. Điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin D

điều hoà kinh nguyệt uống gì

Nếu bạn vẫn chưa thỏa mãn với những gợi ý ở trên cho câu hỏi uống gì điều hòa kinh nguyệt, bạn có thể uống vitamin D! Theo các chuyên gia sức khỏe, vitamin D có thể dùng như một loại thuốc điều kinh.

Một nghiên cứu công bố năm 2015 đã cho thấy mối liên hệ giữa hàm lượng vitamin D thấp với kinh nguyệt không đều và việc bổ sung vitamin D sẽ giúp điều kinh hiệu quả. Trong khi đó, các vitamin nhóm B có thể giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt đáng kể.

Vậy cách điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin D là như thế nào? Bạn nên bổ sung vitamin D từ sữa hay các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc… Thói quen phơi nắng cũng giúp tăng cường vitamin D hay bằng các chất bổ sung vitamin D khác. Bên cạnh đó, nguồn vitamin B dồi dào cũng có nhiều trong các thực phẩm như bông cải xanh, nấm, dâu tây, bắp (ngô), các loại hải sản…


Tình trạng thiếu hụt vitamin D có thể làm gia tăng nguy cơ khiến kinh nguyệt thất thường. Bạn nên bổ sung vitamin D hàng ngày giúp điều hòa kinh nguyệt, còn các vitamin nhóm B có thể giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và kinh nguyệt không đều.

5. Ăn sữa chua vào ngày “đèn đỏ”

sữa chua

Ăn gì điều hòa kinh nguyệt? Trong những ngày có kinh, bạn nên ăn nhiều sữa chua vì trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn.Sữa chua có tác dụng điều hòa hệ thống tiêu hóa giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy hay táo bón khi có kinh. Hơn nữa, sữa chua cũng chứa hàm lượng canxi cao giúp giảm đau bụng kinh và khó chịu.

Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều sữa chua vì có axit arachidonic có thể góp phần gây ra chứng chuột rút.


Bạn chỉ nên ăn tối đa 2 hộp sữa chua mỗi ngày vì ăn nhiều sẽ gây tác dụng phụ, khiến bạn càng khó chịu hơn trong kỳ kinh nguyệt. Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là khoảng 1 – 2 giờ sau bữa ăn và không nên ăn lúc đói.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ăn sữa chua đúng cách sẽ giúp bạn khỏe đẹp mỗi ngày

6. Điều hòa kinh nguyệt bằng yoga

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh yoga mang lại hiệu quả khá tích cực trong việc chữa trị nhiều vấn đề về kinh nguyệt khác nhau. Yoga có tác động giảm cơn đau bụng kinh và cảm giác khó chịu trong kỳ hành kinh liên quan đến trầm cảm và lo âu. Phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát còn trải qua những cơn đau bụng kinh dữ dội trước và trong kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn mới tập yoga, hãy tìm trung tâm tập luyện có dạy cho người mới bắt đầu hay cấp độ cơ bản. Khi đã học được nhiều tư thế khác nhau, bạn có thể tiếp tục tập luyện ở trung tâm hoặc tự thực hành yoga theo các hướng dẫn trên video.


Lịch tập luyện yoga 35 – 40 phút mỗi ngày với khoảng 5 lần/tuần có thể giúp cân bằng hormone và chu kỳ kinh nguyệt. Việc thực hành yoga cũng giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt hiệu quả.

7. Điều hòa kinh nguyệt bằng thiền định

điều hòa kinh nguyệt

Thiền định chính là cách đơn giản nhất để giảm căng thẳng trong công việc hay tại nhà. Do sự căng thẳng và tình trạng kinh nguyệt không đều có mối liên hệ mật thiết nên bạn cần tìm cách giảm căng thẳng để chu kỳ kinh nguyệt được đều đặn hơn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thiền có thể ngăn chặn những phản ứng tiêu cực do căng thẳng gây ra. Nếu muốn áp dụng cách điều hòa kinh nguyệt bằng thiền, bạn hãy bắt đầu thực hành tại nhà theo những gợi ý sau đây:

  • Tìm một nơi yên tĩnh
  • Ngồi thẳng lưng, thả lỏng tay chân
  • Hít thở thật sâu
  • Tập trung vào hơi thở
  • Lắng nghe những âm thanh xung quanh
  • Để mọi suy nghĩ buồn phiền thoát ra

Lúc mới tập luyện, bạn hãy thử thiền trong một vài phút và tăng dần dần thời gian lên mỗi ngày để quen dần.

8. Duy trì cân nặng phù hợp

Những thay đổi trong cân nặng có thể ảnh hưởng đến mức độ điều hòa của kinh nguyệt. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy cố giảm cân để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn. Phụ nữ thừa cân cũng thường trải qua kỳ kinh nguyệt thất thường, ra nhiều kinh hơn và cảm giác đau hơn so với những người có cân nặng khỏe mạnh theo chỉ số BMI. Điều này là do tác động của các tế bào mỡ đến hormone và insulin.

Tương tự, nếu như bạn quá nhẹ cân thì cũng có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Do đó, việc duy trì cân nặng là cách điều hòa chu kỳ kinh nguyệt rất quan trọng.


Tình trạng thừa cân hay nhẹ cân đều có thể khiến kinh nguyệt của bạn trở nên thất thường. Do đó, bạn hãy bắt đầu tập luyện và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học để giữ cân nặng hợp lý.

Ngoài ra, để điều hoà kinh nguyệt đều đặn, bạn nên chú ý sức khoẻ bộ phận sinh dục và cân bằng nội tiết tố. Một số sản phẩm giúp cân bằng nôi tiết tố và cải thiện hiệu quả như:

Tình trạng kinh nguyệt không đều không chỉ gây phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày của bạn mà nhiều nguy cơ còn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng làm mẹ. Khi nhận thấy kinh nguyệt không đều, bạn nên tìm cách điều trị tại nhà hoặc nhờ đến sự can thiệp từ bác sĩ từ sớm để tránh nguy cơ phát triển nhiều bệnh lý nguy hiểm.  

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Original Article Effect of Ginger and Novafen on menstrual pain: A cross-over trial
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1028455918302304?via%3Dihub
Ngày truy cập: 29/12/2022
The Effect of Cinnamon on Menstrual Bleeding and Systemic Symptoms With Primary Dysmenorrhea
https://www.researchgate.net/publication/275721874_The_Effect_of_Cinnamon_on_Menstrual_Bleeding_and_Systemic_Symptoms_With_Primary_Dysmenorrhea
Ngày truy cập: 29/12/2022
Preliminary evidence that cinnamon improves menstrual cyclicity in women with polycystic ovary syndrome: a randomized controlled trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24813595/
Ngày truy cập: 29/12/2022
The Effects of Daily Ginger Tea Consumption in Reducing Period Discomfort
https://scholarsrepository.llu.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1016&context=rr
Ngày truy cập: 29/12/2022
The Relationship between Vitamin D Status and the Menstrual Cycle in Young Women: A Preliminary Study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6265788/
Ngày truy cập: 29/12/2022

Phiên bản hiện tại

17/05/2023

Tác giả: Tuyết Trinh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Nguyen Vo


Bài viết liên quan

Từ A đến Z: Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai, thụ thai, bảo vệ sức khỏe

Có nên uống thuốc điều hòa kinh nguyệt không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tuyết Trinh · Ngày cập nhật: 17/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo