Bị táo bón khi hành kinh – Sử dụng men vi sinh có thể hữu ích
Một số chị em có thể “hợp” với men vi sinh (probiotic) và nhận thấy đây là giải pháp điều trị táo bón hiệu quả hơn so với việc dùng thuốc. Vì vậy, đây cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc nếu bạn bị táo bón khi hành kinh. Bên cạnh viên bổ sung probiotic, bạn cũng có thể chọn bổ sung các thực phẩm giàu probiotic khác để cải thiện táo bón như sữa chua, rau củ…
Dùng thuốc nhuận tràng nếu cần thiết
Nếu cảm thấy vô cùng khó chịu do bị táo bón khi hành kinh, bạn có thể chọn cách dùng thuốc nhuận tràng không kê đơn có bán tại các hiệu thuốc. Thông thường, bạn nên chọn nhãn thuốc nhuận tràng dành cho mục đích điều trị mức độ nhẹ hoặc chọn thuốc làm mềm phân. Đồng thời, chị em cần lưu ý rằng luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì để dùng thuốc đúng cách.
Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào về việc dùng thuốc trong thời gian hành kinh, bạn nên hỏi thêm ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Bạn có thể cân nhắc dùng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai không phải là thuốc đặc trị táo bón. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy việc dùng thuốc tránh thai có thể giúp nội tiết tố trong cơ thể được duy trì ở mức ổn định. Điều này sẽ giúp cải thiện cũng như ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy) có thể xảy ra trong “ngày đèn đỏ”. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên lưu ý rằng việc dùng thuốc tránh thai không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Do đó, bạn có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Khi nào bạn nên đi khám?
Nếu bị táo bón khi hành kinh chỉ là tạm thời và có thể cải thiện thông qua việc thay đổi hay duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống thì bạn không cần lo lắng. Ngược lại, nếu táo bón kéo dài hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên đi khám. Đặc biệt là khi tình trạng khó đi tiêu trong “ngày đèn đỏ” kèm theo những triệu chứng bất thường sau:
- Đi ngoài thấy có máu trong phân
- Cảm thấy đau khi đi ngoài trong “ngày đèn đỏ”
- Đau bụng, đau lưng dưới dữ dội khi hành kinh
- Máu kinh nguyệt ra nhiều
- Đau nhói ở vùng xương chậu hoặc cẳng chân
- Các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng và dai dẳng
- Buồn nôn, nôn mửa trong kỳ kinh nguyệt.
Tình trạng bị táo bón khi hành kinh kèm theo những triệu chứng kể trên có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe khác như hội chứng ruột kích thích hoặc lạc nội mạc tử cung. Vì vậy, bạn cần đi khám được được chẩn đoán, điều trị bằng phương pháp phù hợp.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!