backup og meta

5 thắc mắc về việc hoãn chu kỳ kinh bằng thuốc ngừa thai

5 thắc mắc về việc hoãn chu kỳ kinh bằng thuốc ngừa thai

Là phụ nữ, hẳn bạn đã từng có thắc mắc về việc sử dụng thuốc tránh thai để hoãn chu kỳ kinh nguyệt. Vậy thực hư chuyện này là thế nào?

Dùng thuốc tránh thai để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt là một cách hiệu quả nếu chị em phụ nữ không muốn ngày “đèn đỏ” của mình ảnh hưởng đến những dự định hay sự kiện quan trọng trong đời. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn còn e ngại liệu việc dùng những loại thuốc này để kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt có tốt cho sức khỏe hay không? Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và thuốc tránh thai mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm.

Phụ nữ nên có kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng. Vậy việc hoãn kinh có ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi hay không?

Câu trả lời là không. Việc không có kinh nguyệt trong nhiều tháng hay thậm chí là nhiều năm hoàn toàn an toàn. Nếu không tin, bạn hãy thử nghĩ đến các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ có thể không có kinh nguyệt trong vòng 2 năm. Thêm vào đó, thuốc tránh thai hay vòng tránh thai khiến niêm mạc tử cung trở nên cực mỏng, vì vậy mà bạn sẽ ra máu kinh rất ít.

Tôi có thể bỏ qua chu kỳ kinh nguyệt trong bao lâu?

Bạn có thể không có chu kỳ kinh nguyệt bao lâu là do mong muốn của bạn vì điều này thực sự an toàn. Nó tùy thuộc vào liệu bạn có cảm thấy thoải mái và bạn có bị chảy máu bất thường giữa chu kỳ hay không. Dù vậy, chảy máu giữa chu kỳ là điều hoàn toàn bình thường và chỉ là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang điều chỉnh để tiếp tục sử dụng thuốc tránh thai. Nếu bạn không thích điều này, bạn có thể có kinh trở lại. Bằng việc có kinh trở lại mỗi 3-4 tháng, bạn có thể kiểm soát tình trạng chảy máu giữa chu kỳ.

Uống thuốc tránh thai liên tục có làm giảm tác dụng tránh thai của thuốc không?

Câu trả lời là không. Khi bạn sử dụng thuốc được một tuần, thuốc tránh thai hay vòng tránh thai vẫn có tác dụng như cũ. Đối với những người chọn có kinh nguyệt mỗi tháng hay những người không muốn, thuốc cũng cho tác dụng ngang nhau. Điều duy nhất khiến thuốc mất đi tác dụng là khi bạn quên uống thuốc theo đúng đơn đã kê. Các nghiên cứu trên những phụ nữ uống thuốc tránh thai liên tục cho thấy họ luôn nhớ uống thuốc thường xuyên vì họ muốn ngày “đèn đỏ” của mình ít hơn.

Có phải bất kỳ loại thuốc tránh thai nào cũng có thể kéo giãn thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt?

Đúng vậy. Thuốc tránh thai dùng để tiếp tục hoặc kéo dài chu kỳ kinh nguyệt. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên uống thuốc tránh thai loại một pha (có chứa cùng lượng hormone trong từng viên thuốc). Hơn nữa, thuốc loại một pha có thể giúp bạn ít bị chảy máu giữa chu kỳ hơn các loại thuốc nhiều pha nếu bạn dùng thuốc liên tục. Sau đây là một số loại thuốc cụ thể có thể giúp bạn trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt:

  • Seasonale, Jolessa and Quasense. Với những loại thuốc này, bạn nên uống những viên hoạt động liên tục trong vòng 84 ngày – hoặc 12 tuần, tiếp đó là uống những viên không hoạt động trong một tuần. Khi đó, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ diễn ra trong tuần thứ 13 (khoảng 3 tháng một lần);
  • Seasonique and Camrese. Bạn nên uống những viên hoạt tính này trong 84 ngày (hoặc 12 tuần), tiếp đó là một tuần uống thuốc chứa estrogen liều lượng cực thấp. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại vào tuần thứ 13 (ba tháng một lần). Theo phác đồ này, việc dùng thuốc estrogen liều lượng thấp thay vì các viên thuốc tránh thai không hoạt động giúp làm giảm chảy máu, đầy hơi và những tác dụng phụ khác trong khoảng thời gian không dùng hormone;
  • Quartette. Với loại thuốc uống trong vòng 91 ngày này, bạn nên uống những viên hoạt tính trong vòng 84 ngày (hay 12 tuần). Mỗi viên thuốc chứa một lượng progestin không đổi nhưng lượng estrogen tăng dần lên- bắt đầu với 20 mcg, tăng lên 25 mcg và tăng một lần nữa lên 30 mcg vào ba lần riêng biệt trong chế độ uống thuốc. Sau đó, bạn phải uống thuốc chứa một lượng rất thấp estrogen trong vòng một tuần. Khi đó, chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng trở lại trong tuần thứ 13 và cứ ba tháng một lần. Lượng estrogen tăng dần trong thuốc Quartette có thể giảm những đợt chảy máu giữa chu kỳ suốt trong thời gian đầu bạn uống thuốc so với các loại thuốc kéo dài chu kỳ khác;
  • Loại thuốc này chứa cả progesterone và estrogen với liều lượng thấp và được kê đơn uống liên tục trong vòng một năm. Bạn sẽ không có khoảng thời gian ngừng cung cấp hormone, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có kinh nguyệt trong một năm khi uống thuốc này.

Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc tránh thai sẽ tùy thuộc vào bạn và bác sĩ tư vấn. Hãy nhớ rằng bạn có thể giảm các triệu chứng khi thiếu thuốc và chảy máu bất ngờ giữa kỳ bằng cách uống thuốc không hoạt tính chỉ trong 3-4 ngày thay vì nguyên tuần như đã nói ở trên hoặc thay đổi thuốc không hoạt tính bằng thuốc chứa estrogen liều lượng thấp.

Ngoài việc uống các loại thuốc tránh thai, tôi có thể trì hoãn kinh nguyệt trong thời gian dài bằng miếng dán ngừa thai không?

Câu trả lời là không. Khác với thuốc ngừa thai, cách thức vận chuyển hormone trong miếng dán khiến bạn cần phải có một khoảng thời gian không sử dụng miếng dán là 1 tuần mỗi tháng. Ngoài ra, việc sử dụng liên tục miếng dán có thể làm tăng nguy cơ gây cục máu đông cho cơ thể.

Như vậy, bên cạnh tác dụng ngừa thai ngoài ý muốn, thuốc ngừa thai còn là cách hiệu quả và an toàn giúp bạn không còn lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng như trước nữa. Nếu bạn không thể uống được thuốc tránh thai và vẫn muốn có ít kinh nguyệt hơn, hãy thử sử dụng vòng tránh thai nội tiết hay phương pháp cấy ghép. Dù sử dụng biện pháp tránh thai nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ bạn nhé.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Delaying your period with birth control pills www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/birth-control/in-depth/womens-health/art-20044044 Ngày truy cập 06/01/2017

A quick guide to skipping periods with birth control https://www.bedsider.org/features/290-a-quick-guide-to-skipping-periods-with-birth-control Ngày truy cập 06/01/2017

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Phạm Huệ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Coco Thuy Bui


Bài viết liên quan

Hay bị đau đầu, khó tập trung trước và trong khi hành kinh: Liệu có phải do thiếu máu, thiếu sắt?

Thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ độ tuổi có kinh nguyệt: Những điều bạn cần biết!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Phạm Huệ · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo