backup og meta

Chứng rối loạn cương dương có liên quan đến bệnh tim mạch?

Chứng rối loạn cương dương có liên quan đến bệnh tim mạch?

Không chỉ ảnh hưởng đến chuyện chăn gối, nghiên cứu gần đây còn khẳng định rằng rối loạn cương dương có liên quan đến bệnh tim mạch. Thực tế, chứng bệnh khó nói này của nam giới có thể dẫn đến các cơn đau tim, đột quỵ và các nguy cơ tim mạch khác.

Đó là một vấn đề mấu chốt rút ra từ một nghiên cứu mới khảo sát về các mối liên quan giữa rối loạn cương dương và bệnh tim mạch và cho thấy mối liên quan này thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước đây.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các bác sĩ nên sàng lọc những nguy cơ như vậy ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng cương dương, ngay cả khi không có yếu tố nguy cơ nào khác. Nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ trong tạp chí Circulation.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu kỹ hơn về nghiên cứu này để bạn có thể phòng ngừa càng sớm càng tốt nhé!

Chứng rối loạn cương dương và bệnh tim mạch

Có 1.900 người đàn ông trong độ tuổi từ 60 đến 78 tham gia nghiên cứu với kết quả là sẽ tăng nguy cơ gấp hai lần khả năng bị nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh tim khác trong thời gian 4 năm nếu họ bị rối loạn cương dương(ED). Đó là sau khi điều chỉnh tác động của hút thuốc lá, huyết áp cao và các yếu tố nguy cơ truyền thống khác.

Những phát hiện này đã khiến các nhà nghiên cứu tuyên bố chứng rối loạn chức năng cương dương là “yếu tố dự đoán nguy cơ tim mạch”. Nghiên cứu này dựa trên kiến thức trước đây về mối quan hệ giữa rối loạn cương dương và sức khỏe tim mạch.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn chức năng cương dương là rối loạn tim mạch, có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu đến dương vật. Do đó, bạn sẽ bị giảm khả năng cương cứng và duy trì sự cương cứng.

Ngược lại, rối loạn cương dương thường gắn liền với một xơ cứng ở vị trí bất kỳ của các động mạch mang máu qua tim. Điều đó khiến cho máu khó chảy qua các động mạch, có khả năng dẫn đến cục máu đông, đau tim hoặc đột quỵ. Theo tiến sĩ Richard Becker, trưởng khoa tim mạch tại Đại học Y khoa Đại học Cincinnati, Ohio (Mỹ) thì điều này càng khẳng định hơn về những hiểu biết trước đó về mối quan hệ giữa rối loạn cương dương và sức khỏe tim mạch.

Nhận biết các yếu tố nguy cơ để sàng lọc sớm

Nhận thức về mối liên quan giữa rối loạn cương dương và bệnh tim mạch đã gia tăng trong những năm gần đây. Năm 2017, rối loạn chức năng cương dương được công nhận là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim ở Vương quốc Anh. Các chuyên gia đã biết sự khởi đầu của rối loạn cương dương có thể đứng trước các biến cố tim mạch từ 2 – 5 năm.

Những phát hiện mới nên được coi là một yếu tố nguy cơ và cung cấp nhiều cảnh báo hơn cho các chuyên gia để đảm bảo bệnh nhân rối loạn cương dương được sàng lọc nguy cơ tim mạch. Nghiên cứu này được hy vọng rằng sẽ giúp các bác sĩ thường xuyên đưa những bệnh nhân bị rối loạn cương dương vào chương trình sàng lọc bệnh nhân bị bệnh tim mạch.

Các bác sĩ nên đặt câu hỏi và cân nhắc xem tình trạng xơ cứng động mạch có xảy ra hay không. Hãy hỏi về tiền sử gia đình và các dấu hiệu hoặc triệu chứng như đau ngực khi gắng sức và dành thời gian cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân.

Nếu bạn chẳng may phát hiện mình mắc chứng rối loạn cương dương thì việc mà bạn nên làm là hãy đến bệnh viện kiểm tra và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch để phòng bệnh. Bạn có thể cần xét nghiệm máu để phát hiện dấu hiệu về bệnh tim, tiểu đường, mức testosterone thấp và các tình trạng sức khỏe khác.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The Link Between Erectile Dysfunction and Heart Health

https://www.healthline.com/health-news/link-between-erectile-dysfunction-and-heart-health#1

Ngày truy cập 11.07.2018

Myths and Facts About Erectile Dysfunction

https://www.webmd.com/erectile-dysfunction/myths-and-facts-about-erectile-dysfunction#1

Ngày truy cập 11.07.2018

Phiên bản hiện tại

06/08/2018

Tác giả: Thanh Tùng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

7 cách phòng tránh rối loạn cương dương đơn giản nhưng hiệu quả

7 cách điều trị rối loạn cương dương không cần uống thuốc


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Tùng · Ngày cập nhật: 06/08/2018

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo