backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Đi du lịch khi mang thai: nên hay không nên?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Kim Ngân · Ngày cập nhật: 05/08/2020

    Đi du lịch khi mang thai: nên hay không nên?

    Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị lây nhiễm hoặc phát triển các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi nếu không cẩn thận khi đi du lịch.

    Bạn vẫn có thể du lịch khi mang thai với điều kiện đã chuẩn bị cẩn thận trước chuyến đi, vì đi du lịch trong khi mang thai vẫn có thể an toàn, tuy nhiên sẽ có một vài rủi ro bà bầu cần phải đề phòng.

    Mẹ bầu nên đi du lịch vào thời điểm nào của thai kỳ?

    Thời gian an toàn nhất để đi du lịch là giữa tuần thứ 18 và 24 của thai kỳ vì hầu hết các cấp cứu sản khoa xảy ra trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

    Chị em phụ nữ không nên đi du lịch trong 12 tuần đầu của thai kỳ vì trong những giai đoạn đầu cơ thể rất dễ buồn nôn và khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Nguy cơ sẩy thai trong ba tháng đầu tiên rất cao, cho dù bạn có đi du lịch hay không.

    Đi du lịch trong những tháng cuối của thai kỳ có thể mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy, thời gian tốt nhất để đi du lịch là giai đoạn giữa thai kỳ, từ bốn đến sáu tháng.

    Các biện pháp tự bảo vệ mà mẹ bầu cần nhớ để có chuyến đi chơi an toàn  

    Trước khi quyết định đi du lịch bạn cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia sức khỏe như mục đích chuyến đi, nơi đến, thời gian, kế hoạch hoạt động trong suốt chuyến đi, các biến chứng có thể xảy ra cũng như dịch vụ chăm sóc y tế tại các quốc gia khác nếu bạn đi du lịch nước ngoài.

    Nếu bạn quyết định đi du lịch khi đang mang thai, hãy chắc chắn rằng bạn có bảo hiểm du lịch. Bạn nên xem lại chính sách và phạm vi bảo hiểm cung cấp vì hầu hết các chính sách không bao gồm các điều kiện liên quan đến thai kỳ cũng như chi phí chăm sóc tại bệnh viện cho trẻ sinh thiếu tháng.

    Dưới đây là những lời dặn dò cho mẹ bầu muốn có chuyến du lịch thư giãn trước ngày lâm bồn:

    Đề phòng bệnh do nguồn thực phẩm và nguồn nước gây ra

    Phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn trọng trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống. Bà bầu có thể mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng toxoplasmosis, listeriosis hoặc viêm gan E gây nguy hiểm cho thai nhi nếu tiếp xúc với các nguồn nước và thực phẩm có vi khuẩn.

    Bạn đừng quên rửa tay thật sạch trước khi ăn hoặc khi chuẩn bị thức ăn. Nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã cho em bé, hoặc sau khi tiếp xúc với động vật hoặc người bệnh nhé!

    Bạn nên uống nước đã được đun sôi, khử trùng, hoặc đựng trong bình kín. Tránh các sản phẩm chưa qua tiệt trùng như sữa và thịt sống, thịt nấu chưa chín hoặc cá sống, bao gồm cả những loài có vỏ như sò, ốc.

    Nếu bị tiêu chảy kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt. Tránh sử dụng thuốc Subsalicylate bismuth (Pepto Bismol®) để điều trị tiêu chảy.

    Đừng coi thường vết cắn côn trùng và động vật

    Bạn đừng quên bảo vệ bản thân khỏi các vết cắn của côn trùng bằng cách sử dụng màn chống muỗi, thuốc chống côn trùng và quần áo bảo hộ. Tốt nhất bạn nên tránh tiếp xúc với động vật như chó, khỉ, rắn, chuột, bọ, chim và dơi.

    Chuẩn bị bộ dụng cụ y tế khi đi du lịch

    Chị em phụ nữ đang mang thai có thể đóng gói các loại thuốc như kem trị trĩ, vitamin bổ sung, thuốc trị nhiễm nấm men.

    Lưu ý về vấn đề chỗ ngồi khi đi du lịch dài ngày

    Trong ba tháng cuối của thai kỳ, tốt nhất bạn chỉ nên đi lại trong phạm vi 400 km – 500km, để đề phòng trường hợp cần chăm sóc y tếkhẩn cấp.

    Đừng quên thắt dây an toàn mỗi khi ngồi trên xe bạn nhé. Hãy chắc chắn rằng bạn thắt dây đai ngang vai và dây dưới ngang hông để bảo vệ bạn và em bé.

    Bạn nên cẩn thận nếu ngồi trên xe buýt/ô tô. Hãy luôn tìm chỗ bám chắc chắn, ngay cả khi ngồi để đề phòng trường hợp thắng gấp. Tốt nhất trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, bạn nên tránh sử dụng phương tiện công cộng này.

    Xe lửa thường có nhiều toa để đi lại và các nhà vệ sinh thường nhỏ. Khi tàu đang chạy, bạn nhớ vịn chặt vào thanh chắn hoặc ghế ngồi để giữ cơ thể thăng bằng.

    Bạn không nên ngồi quá lâu trên xe buýt hoặc tàu hỏa. Tốt nhất chỉ ngồi trong phạm vi từ 5-6 tiếng thôi nhé! Đồng thời bạn hãy tranh thủ thời gian dừng trạm để đi dạo ngắn và giữ cho máu lưu thông.

    Bạn nên kiểm tra kỹ thông tin từ các hãng hàng không trước khi đặt vé vì một số hãng hàng không không cho phép phụ nữ mang thai hơn 35 tuần đi máy bay.

    Nếu thai kỳ khỏe mạnh và không thấy có biểu hiện gì đáng lo ngại thì bạn có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo hơn bạn nên thảo luận vấn đề này với bác sĩ trước chuyến đi.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Kim Ngân · Ngày cập nhật: 05/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo