backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Những điều bạn nên biết về bựa sinh dục

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoa Vũ · Ngày cập nhật: 25/08/2022

Những điều bạn nên biết về bựa sinh dục

Bựa sinh dục thường không nghiêm trọng nhưng nếu bạn không vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì có thể gây ra một số tình trạng bệnh lý khá nghiêm trọng. Vậy bạn đã biết cách làm sạch vùng kín để điều trị và ngăn ngừa tình trạng này?

Nếu bạn thường xuyên không vệ sinh vùng kín hay không tắm rửa hàng ngày thì bạn hãy thử kiểm tra xem mình có bựa sinh dục không nhé. Nếu vùng kín xuất hiện chất dịch màu trắng ngà thì có thể bạn đã gặp phải tình trạng này rồi đấy.

Bựa sinh dục là tình trạng phổ biến

1. Bựa sinh dục là gì?

Bựa sinh dục là sự tích tụ các chất cặn được hình thành từ tuyến bã nhờn, nước tiểu, chất nhờn và tế bào da chết do bộ phận sinh dục tiết ra. Đây là phần chất dịch cặn có màu trắng ngà, dạng sệt tích tụ ở ngách kẽ bộ phận sinh dục như dưới bao quy đầu ở nam giới hoặc xung quanh các nếp gấp môi âm đạo ở phụ nữ. Trẻ em cũng có thể gặp tình trạng này nếu vùng kín không được làm sạch cẩn thận.

Bựa sinh dục không phải là một triệu chứng bệnh lây qua đường tình dục hay là một bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, bựa xuất hiện quá nhiều sẽ làm vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục.

2. Nguyên nhân gây bựa sinh dục

bựa sinh dục

Nguyên nhân chính khiến bạn có bựa sinh dục là do không vệ sinh vùng kín sạch sẽ làm các chất cặn bã tích tụ ở bộ phận sinh dục theo thời gian.

Nam giới có rủi ro cao xuất hiện bựa sinh dục nếu bị dài hay hẹp bao quy đầu. Dài bao quy đầu là tình trạng phần da quy đầu che mất dương vật còn hẹp bao quy đầu là khi da quy đầu không kéo xuống hay lên được ngay cả khi cương cứng.

Khi gặp những vấn đề về bao quy đầu, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn khi vệ sinh bộ phận sinh dục, từ đó mà da quy đầu đọng lại các chất cặn bã, tinh dịch, nước tiểu gây nên tình trạng bựa sinh dục. 

3. Những rủi ro và tác hại khi bựa sinh dục kéo dài

Khi tình trạng bựa sinh dục kéo dài sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng dưới đây:

• Đối với đàn ông: Nguy cơ gặp một số bệnh nam khoa như viêm quy đầu, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm tuyến niệu đạo… Bạn cũng có thể gặp rủi ro bị vô sinh, yếu sinh lý, tổn thương bộ phận sinh dục…

• Đối với phụ nữ: Phụ nữ có thể gặp các tình trạng như viêm nhiễm, ngứa, rát và sưng âm đạo.

• Đối với trẻ em: Trẻ sẽ thường bị đau và ngứa rát ở bộ phận sinh dục, da cũng xuất hiện mụn, vết lở loét làm viêm nhiễm và làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ khi trưởng thành.

Ngoài ra, nếu để bựa sinh dục kéo dài không được điều trị không những gây viêm nhiễm nghiệm trọng hơn, mà ảnh hưởng khả năng sinh sản, hiếm muộn về sau. Từ đó nó cũng làm đời sống tình dục, chuyện chăn gối bị giảm do những mặc cả, tự ti khi bị mắc bựa sinh dục.

Bạn nên biết cách điều trị bựa sinh dục ngay khi phát hiện để tránh tình trạng này gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

>>> Tìm hiểu: Yếu sinh lý có con hay không? Khó nhưng không phải là không thể!

Các phương pháp làm sạch bựa sinh dục

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bạn có thể thử áp dụng các lời khuyên sau đây để ngăn ngừa những vấn đề liên quan đến vùng kín nhé.

1. Cách làm sạch bựa sinh dục nam

bựa sinh dục

Cách đơn giản nhất để loại bỏ các chất cặn bã là bạn hãy làm sạch bộ phận sinh dục của mình bao gồm cả xung quanh và bên trong bao quy đầu.

Dưới đây là những bước thực hiện:

– Nhẹ nhàng kéo bao quy đầu xuống để làm sạch “cậu bé”. Nếu các mảng bám dính ở bao quy đầu là quá cứng khiến bạn không kéo bao xuống được thì bạn nên ngừng lại vì sẽ làm bạn đau, rách da dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

– Dùng nước ấm để rửa khu vực thường bị bao quy đầu che phủ.

– Sử dụng dầu bôi trơn nhẹ nhàng xoa lên khu vực bựa sinh dục đã cứng lại để nới lỏng sự tích tụ rồi rửa sạch lại bằng nước. Bạn lưu ý không dùng các thiết bị sắc nhọn hoặc tăm bông để cạo bựa sinh dục vì sẽ khiến da bạn tăng nguy cơ bị kích ứng.

– Nhẹ nhàng lau khô vùng kín. Đưa bao quy đầu trở lại vị trí cũ và lặp lại các bước trên hàng ngày cho đến khi bựa sinh dục biến mất.

Nếu bựa sinh dục không cải thiện sau một tuần làm sạch hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu dương vật bị đỏ, viêm hoặc sưng tấy.

Trong trường hợp bạn gặp tình trạng hẹp bao quy đầu hoặc dài bao quy đầu khiến bạn gặp khó khăn khi vệ sinh “cậu bé” thì bạn có thể cân nhắc cắt bao quy đầu để có được những lợi ích sức khỏe.

>>> Tham khảo thêm: Viêm loét bộ phận sinh dục nam: nguyên nhân và cách chữa trị

2. Cách làm sạch bựa sinh dục nữ

Làm sao để tẩy bựa sinh dục nữ? Dưới đây là các bước vệ sinh bựa sinh dục ở nữ giới bạn có thể thực hiện tại nhà:

– Nhẹ nhàng kéo các nếp gấp âm đạo. Bạn có thể đặt hai ngón tay của mình theo hình chữ V để giúp trải rộng các nếp gấp.

– Sử dụng nước ấm để làm sạch nếp gấp. Bạn tránh dùng xà phòng vì sẽ có nguy cơ bị lẫn vào bên trong cửa âm đạo và gây kích ứng.

– Tránh thụt rửa âm đạo vì sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

– Rửa sạch khu vực này bằng nước rồi nhẹ nhàng lau khô.

Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nếu thấy âm đạo có bựa sinh dục kèm mùi hôi vì đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng âm đạo. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu bị đau, ngứa, tiết dịch vàng hoặc xanh lá cây và nóng rát ở bộ phận sinh dục.

>>> Xem thêm: Mách bạn 12 thói quen giúp bạn làm sạch vùng kín

3. Cách vệ sinh vùng kín cho trẻ nhỏ

Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn cũng nên lưu ý vệ sinh vùng kín cho bé trai và bé gái để ngăn ngừa bựa sinh dục.

Cách vệ sinh vùng kín cho bé trai

bựa sinh dục

Khi biết cách vệ sin vùng kín cho bé trai, bạn sẽ giúp con tránh khỏi được những nguy cơ mắc bệnh bựa sinh dục.

Dưới đây là các bước thực hiện:

Không kéo bao quy đầu của bé lên: Da bao quy đầu ở trẻ thường không phát triển hoàn toàn cho đến khi lên 5 tuổi hoặc trễ hơn. Vì thế, bạn không nên kéo bao quy đầu của con lên khi tắm vì sẽ làm bé bị đau, chảy máu hoặc tổn thương cho da.

Rửa bộ phận sinh dục cho bé cẩn thận: Bạn hãy rửa phần đầu “cậu bé” và phần da bao quy đầu cùng với nước ấm nhưng không cố gắng kéo bao quy đầu của con lên.

Hướng dẫn con cách vệ sinh “cậu bé”: Khi bé lên 5 tuổi và lớn hơn, bạn nên hướng dẫn cho con cách vệ sinh bao quy đầu vào thói quen hàng ngày để tránh tích lũy bựa sinh dục.

Khi bao quy đầu của bé đã phát triển đầy đủ thì thói quen làm sạch bộ phận sinh dục ở giai đoạn này cũng giống như người lớn. Nếu bé chưa thể tự mình kéo bao quy đầu, bạn hãy giúp bé thực hiện việc này nhé.

Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái

Dưới đây là những cách vệ sinh vùng kín cho bé gái mà bạn nên biết:

– Dùng khăn xô mềm nhúng nước ấm rồi lau sạch xung quanh vùng kín của bé.

– Chùi dọc các nếp gấp theo hướng từ âm đạo ra hậu môn rồi tách nhẹ môi âm đạo của bé để lau bộ phận này nhưng không lau sâu vào bên trong hay thụt rửa âm đạo.

– Sau khi vệ sinh vùng kín cho bé, bạn dùng khăn mềm và sạch để thấm khô vùng kín cho con.

– Khi con lớn, bạn cũng nên dạy con tự mình vệ sinh vùng kín để giữ bộ phận sinh dục của con luôn khỏe mạnh.

Bựa sinh dục có thể được ngăn chặn khi bạn biết vệ sinh vùng kín đúng cách. Bên cạnh đó, bạn cũng nên mặc đồ lót rộng rãi, làm từ chất liệu thoáng khí như vải cotton vì quần bó sát sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ bựa sinh dục. Khi vệ sinh vùng kín, bạn chỉ nên làm sạch bằng nước ấm và tránh hóa chất tẩy rửa gây nhiễm trùng da. Bạn cũng cần lưu ý không nên chà xát vùng kín hoặc thụt rửa bộ phận sinh dục để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé.

Hoa Vũ HELLO BACSI

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoa Vũ · Ngày cập nhật: 25/08/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo