backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Sơ cứu khẩn cấp vết phỏng do nhiệt

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 01/07/2020

    Sơ cứu khẩn cấp vết phỏng do nhiệt

    Hầu hết những vết phỏng do nhiệt gây ra khi tiếp xúc với nước sôi. Số ít khác gây ra do tiếp xúc với các thiết bị điện như lò nướng, bếp, máy đun sôi, máy uốn tóc, máy sấy, bàn ủi, lò sưởi và tàn thuốc lá. Thường thì vết phỏng ở mức độ 1 (da ửng đỏ nhưng không bị rộp) hay mức độ 2 (bị rộp da). Cả 2 mức độ trên đều không để lại sẹo. Vết phỏng loại 2 thường kéo dài tới 3 tuần để lành. Tuy nhiên, vết phỏng loại 3 thường khá sâu và để lại những vết đen hay trắng và các vết phỏng này thường tê cứng. Trong khi chờ vết thương lành, phỏng loại 3 cần ghép da để ngăn ngừa thẹo sâu nếu đường kính của vết thương lớn hơn 3cm.

    Giúp bạn xác định vết phỏng dạng nhẹ hay nặng

    Các vết phỏng nhiệt (từ lửa) gây ra những tổn thương đến nhiều lớp khác nhau trong da. Loại vết phỏng và mức độ nghiêm trọng còn phụ thuộc vào số lớp da bị ảnh hưởng từ vết phỏng.

    Thường thì vết phỏng được miêu tả dưới dạng phân loại 1, 2, 3. Bây giờ, hầu hết bác sĩ phân loại vết phỏng theo độ dày bao gồm mỏng, vừa phải, hay lớn. Da được cấu thành từ 3 lớp quan trọng: biểu bì (lớp ngoài), chân bì (hạ bì), mô dưới da.

    Mỗi lớp tương ứng với từng loại phỏng khác nhau. (phải để ý rằng nhiều tổn thương từ phỏng có thể bao gồm cả 3 loại phỏng cùng một lúc)

    Phng nh hay phng loi 1

    Loại này chỉ bao hàm biểu bì, lớp bên ngoài. Hầu hết tất cả mọi người đều quen với vết phỏng này dưới dạng rám nắng.

    Dấu hiệu và triệu chứng: Vùng da đỏ, đau sẽ chuyển sang màu trắng khi đụng vào (không bị rộp da hay mủ nước).

    Phng vi độ dày va phi hay phng loi 2

    Loại phỏng này bao hàm cả lớp biểu bì và một phần chân bì (lớp thứ 2 của da). Loại phỏng này có thể được phân loại như phỏng nhẹ hay phỏng nặng, phụ thuộc vào số lớp chân bì bị ảnh hưởng từ vết phỏng.

    Dấu hiệu nhẹ: Vùng da đỏ và đau chuyển sang màu trắng khi chạm vào, bị rộp và chân lông vẫn còn.

    Dấu hiệu nặng: Có thể đau hoặc không đau (vết thương có thể sâu đến mức dây thần kinh bị đứt), có thể ẩm hoặc khô (sâu tới mức tuyến mồ hôi bị phá huỷ), có thể đổi sang màu trắng khi vùng da bị chạm vào, lông trên da rụng.

    Phng sâu hay phng loi 3

    Đây là loại phỏng nặng nhất. Vết phỏng thường bao gồm cả lớp biểu bì và chân bì – 2 lớp ngoài của da. Dây thần kinh, huyết quản, nang lông đều bị phá huỷ. Nếu nghiêm trọng, vết phỏng còn có thể ảnh hướng tới xương và cơ.

    Những hành động sai lầm khi xử lý vết phỏng do nhiệt và cách làm đúng

    Sơ cu cho phng do nhit

    Lập tức đặt phần da bị phỏng dưới vòi nước lạnh hay rưới nước lạnh vào da trong vòng 10 phút. Nếu bạn đang ở ngoài đường, đến vòi nước gần nhất để làm dịu vết phỏng. Nếu vết phỏng nhỏ, hãy chườm đá. Điều đó sẽ làm giảm sự sâu của vết phỏng và làm dịu cơn đau.

    Không thoa bơ hay thuốc mỡ lên da.

    Nếu lớp da bị phỏng lớn, phủ vết phỏng bằng một lớp gạt sạch hay lớp ni lông. Lớp bao phủ này cũng sẽ giúp giữ sạch vết phỏng và làm dịu cơn đau cho tới khi được sơ cứu y tế.

    Sơ cu y tế cho phng do nhit

    Điều trị – rửa nhẹ vết thương với nước ấm một lần một ngày. Không dùng xà phòng trừ khi vết phỏng bị nhiễm bẩn (xà phòng làm chậm quá trình hồi phục vết thương). Không gỡ những lớp phỏng rộp – lớp da ngoài sẽ bảo vệ vết phỏng khỏi lây nhiễm.

    Với vết phỏng loại 2, bạn nên thoa một chút thuốc mỡ kháng sinh hay che nó bằng một miếng băng cá nhân. Thay băng mỗi ngày. Dùng nước ấm và lau nhẹ nhàng 1 đến 2 lần với một lớp khăn ẩm để gỡ bỏ lớp chân bì trên bề mặt. Nếu đau, hãy đặt gạc lạnh lên vết phỏng và uống thuốc giảm đau (acetaminophen hay ibuprofen). Lưu ý: một khi vết phỏng bị hở, lớp da chết cần được gỡ bỏ ra khỏi bằng kéo y tế. Thường xuyên lau lớp da mỏng bằng khăn ẩm để loại bỏ lớp da đó. Bằng không, lỗ hở ở da sẽ là nơi lý tưởng để “gieo” những mầm bệnh lây nhiễm.

    Hãy đến cơ s y tế gn nht nếu:

    Xuất hiện 3 đến 4 lớp phỏng rộp;

    • Lớp phỏng rộp rộng hơn 3cm (không vừa khớp với băng cá nhân);
    • Vết phỏng trên mặt, cổ, chân hay trên cơ quan sinh dục;
    • Vùng da bị cháy hay lớp da trắng xuất hiện;
    • Là vết phỏng điện (vết phỏng do giật điện);
    • Vụ nổ gây ra vết phỏng.

    Nếu đã được chữa ở bệnh viện, nhưng sau đó tình trạng nặng hơn như: lớp phỏng rộp bị hở; vết phỏng bắt đầu lây lan; da ửng đỏ sau 2 ngày; vết phỏng không lành sau hơn 10 ngày hoặc bạn nghĩ vết thương ngày càng nghiêm trọng, đừng chần chừ để quay lại bệnh viện tái khám.

    Tránh tối đa trường hợp gây phỏng

    Hãy nghĩ đến trường hợp bạn cần phòng ngừa tai nạn tương tự trong tương lai:

    Không uống nước sôi/nóng (như cà phê, trà hay cacao) khi bế trẻ. Trẻ có thể với tới ly nước, làm đổ chúng và bị phỏng.

    Giữ các khung bếp và tay nắm cách xa tầm tay trẻ em.

    Khi con bạn tới gần thành bàn hay thành bếp, tránh cho trẻ tiếp xúc với những hợp chất nóng/sôi như chảo nước sôi, ấm nước, bàn ủi. Vết phỏng từ nồi nước thường để lại sẹo vì hợp chất trong nồi thường rất dính và đang ở nhiệt độ cao.

    Luôn quan sát trẻ ở trong bồn tắm. Không cho trẻ chạm vòi nước nóng/lạnh. Trẻ có thể vặn nước sang bên vòi nóng và bị phỏng.

    Giảm nhiệt độ nước nóng xuống 55 o C hay thấp hơn. Nhiệt độ cao có thể gây phỏng trong 2 – 3 giây. Bạn có thể kiểm tra nước nóng bằng nhiệt kế.

    Dùng máy giữ ẩm nếu bạn có con nhỏ, không dùng thiết bị bay hơi. Bình bay hơi có thể gây ra vết phỏng nếu trẻ vặn sang nhiệt độ cao hơn và để mặt quá gần bình.

    Quan sát trẻ khi ở gần lửa, lò vi sóng hay các loại thiết bị nhiệt.

    Bỏ hút thuốc, hay ít nhất tiêu huỷ những tàn thuốc xài rồi. Thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cuộc hoả hoạn.

    Để bật lửa ra xa tầm với của trẻ. Ngay cả trẻ 2 tuổi có thể bật lửa và thả nó xuống nhà.

    Lắp máy phát hiện khói trong nhà ở các tầng lầu. Kiểm tra thiết bị hằng tháng để giữ máy trong tình trạng hoạt động tốt nhất. Nhiều người đã tử vong vì bị ngộp khói hơi. Máy báo khói lửa này có thể phát hiện ra khói lửa nhanh hơn mũi của bạn.

    Dạy trẻ không được trốn ở nơi kín nếu có hoả hoạn xảy ra mà phải chạy ra ngoài. Tập dợt chống hoả hoạn cho trẻ.

    Khi đặt trẻ dưới 1 tuổi ở ghế dải sau xe hơi, kiểm tra nhiệt độ chỗ ngồi. Khoá an toàn có thể gây ra vết phỏng loại 2. Khi bạn đậu ở nơi có nắng trực tiếp, che phủ chỗ ngồi trong xe bằng một cái khăn hay tấm vải.

    Tránh tiếp xúc với pháo hoa, chất nổ trong pháo hoa có thể gây phỏng nặng. Bên cạnh phỏng nhiệt, pháo hoa còn gây ra 300 ca mù mắt mỗi năm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 01/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo