backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Thuốc an thần là gì và tại sao cần thận trọng khi dùng?

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: Tuần trước

Thuốc an thần là gì và tại sao cần thận trọng khi dùng?

Các thuốc an thần thường được dùng để điều trị các vấn đề lo lắng và mất ngủ do nó đem lại tác dụng thư giãn, bình tĩnh, giải lo âu và hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, do khả năng gây lệ thuộc thuốc nghiêm trọng, các thuốc này bị lạm dụng rất nhiều và được xếp vào nhóm thuốc cần kiểm soát đặc biệt. Có nghĩa là bạn phải có đơn thuốc của bác sĩ mới có thể mua thuốc và đơn thuốc chỉ có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn. 

Tìm hiểu các thông tin cơ bản về thuốc an thần qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Thuốc an thần là gì?

Thuốc an thần là nhóm thuốc kê đơn có tác dụng làm chậm hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương (bao gồm não và tủy sống), còn được gọi là thuốc an thần kinh hoặc thuốc chống trầm cảm. Thuốc có tác dụng làm dịu thần kinh giúp bạn thư giãn, bình tĩnh, giảm bớt lo âu và làm bạn dễ ngủ hơn. Các dạng bào chế thường gặp là dạng viên uống, dung dịch uống hoặc dung dịch tiêm. 

Thuốc an thần được chỉ định trong những trường hợp nào?

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần cho một số tình trạng khác nhau, bao gồm:

Một số thuốc cụ thể trong nhóm cũng được dùng trong các thủ thuật và tiểu phẫu. 

Thuốc an thần có tác dụng gì?

Nhìn chung, thuốc an thần hoạt động bằng cách tác động lên một số con đường dẫn truyền trong hệ thần kinh trung ương, tương tự như cách rượu ảnh hưởng đến não. Cụ thể là tăng cường hoạt động của acid gamma-aminobutyric (GABA) – một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm chậm hoạt động của não bộ. 

Thuốc an thần tạo ra nhiều tác dụng khác nhau. Hiệu lực và thời gian tác động của các thuốc trong nhóm cũng khác nhau đáng kể. Một vài ví dụ bao gồm:

  • Thư giãn.
  • Giảm lo lắng.
  • Giảm cường độ của cảm giác, chẳng hạn như cảm giác đau và tiếp xúc.
  • Buồn ngủ.
  • Giảm hô hấp.
  • Nhịp tim chậm lại.
  • Giảm chức năng cơ bắp.
  • Gián đoạn trí nhớ.

Tác dụng của chúng có thể kéo dài từ vài giờ đến hơn một ngày.

Các loại thuốc an thần

Thuốc an thần có thể được chia làm 4 nhóm, bao gồm:

các loại thuốc an thần

1. Thuốc nhóm benzodiazepin

Benzodiazepin là một nhóm thuốc ức chế thần kinh trung ương gây cảm giác bình tĩnh (giải lo âu) và buồn ngủ. Benzodiazepin và tác động lên tiểu đơn vị alpha-1 và gamma-2 của thụ thể GABA-A làm tăng khả năng gắn của GABA lên thụ thể này. Bác sĩ chủ yếu kê đơn thuốc này cho chứng rối loạn lo âu, cơn co giật, cơn hoảng loạn, rối loạn giấc ngủ và co thắt cơ.

Một số ví dụ về thuốc benzodiazepin bao gồm alprazolam, diazepam, lorazepam, chlordiazepoxide, triazolam, oxazepamclonazepam.

2. Thuốc nhóm barbiturat

Barbiturat có cơ chế tác động gần giống benzodiazepin nhưng nhóm này có tác dụng mạnh hơn và các nguy cơ độc tính, gây nghiện cũng cao hơn (tác động lên các tiểu đơn vị alpha và beta của GABA-A). Thuốc này được sử dụng giới hạn hơn, thường cho mục đích gây mê và điều trị chứng động kinh.

Ví dụ về barbiturat bao gồm: Methohexital, Pentobarbital, Phenobarbital.

3. Thuốc an thần gây ngủ

Nhóm thuốc này có cấu trúc khác với benzodiazepin và tác động chọn lọc trên tiểu đơn vị alpha-1 của thụ thể GABA-A, dẫn đến tác dụng an thần nhưng có tác dụng phụ hẹp hơn nhiều so với các thuốc benzodiazepin. Những loại thuốc này có hiệu quả trong điều trị chứng mất ngủ và các rối loạn về giấc ngủ. Ảo giác và rối loạn tâm thần đã được ghi nhận ở một số người sử dụng những loại thuốc này, vì vậy các thuốc này không được sử dụng lâu dài.

Chúng bao gồm: Eszopiclone, Zaleplon, Zolpidem.

Thuốc an thần và thuốc ngủ có giống nhau không?

Thuốc ngủ thường được dùng để gọi chung các thuốc sử dụng để điều trị mất ngủ. Thuốc an thần là thuốc được kê đơn để điều trị mất ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác. Tuy nhiên ngoài nó ra còn nhiều loại thuốc khác cũng giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn chẳng hạn như thuốc kháng histamin H1 không chọn lọc, gây buồn ngủ do ức chế thụ thể histamin H1 ở thần kinh trung ương; melatonin, bắt chước hormone điều hòa giấc ngủ của cơ thể; các thuốc an thần thảo dược như mimosa, bình vôi, nữ lang… 

Bạn có thể quan tâm:

4. Thuốc an thần khác

Các loại thuốc an thần khác bao gồm những thuốc còn lại không phù hợp để xếp vào các nhóm trên, gồm:

  • Ramelteon: Đây là thuốc chủ vận melatonin giúp điều trị chứng mất ngủ.
  • Suvorexant: Đây là thuốc đối kháng orexin giúp điều trị chứng mất ngủ. Orexin là một loại peptide thần kinh điều chỉnh sự kích thích, tỉnh táo và thèm ăn.
  • Opioid cũng có tác dụng an thần nhẹ. Nhóm thuốc này thường được kê đơn cho những bệnh nhân bị đau dữ dội do tai nạn hoặc trước một số thủ thuật phẫu thuật. Bác sĩ có thể sử dụng chúng cùng với các thuốc benzodiazepin để tăng thêm tác dụng an thần.

Thận trọng

Trước khi bắt đầu dùng thuốc an thần, bạn nên trao đổi với bác sĩ về:

  • Có các loại thuốc hoặc liệu pháp khác có thể điều trị tình trạng của bạn hay không.
  • Những rủi ro và lợi ích của việc dùng thuốc an thần.
  • Tiền sử bệnh.
  • Bạn hoặc bất kỳ ai trong gia đình có tiền sử sử dụng chất gây nghiện hoặc rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
  • Bất kỳ loại thuốc và thực phẩm bổ sung nào khác đang dùng.
  • Mức độ sử dụng rượu.
  • Nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai.
  • Sử dụng chất gây nghiện (được kê đơn hoặc cách khác).

Các cách để ngăn ngừa lệ thuộc và sử dụng bừa bãi thuốc an thần:

  • Thực hiện đúng các hướng dẫn của nhân viên y tế cho nhóm thuốc này. Không bao giờ dùng nhiều hay kéo dài hơn hướng dẫn.
  • Không chia sẻ thuốc này với người khác.
  • Luôn cất giữ thuốc an thần ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Nếu bạn còn dư thuốc sau khi kết thúc điều trị, hãy gửi lại cơ sở y tế để loại bỏ chúng một cách an toàn.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc an thần là gì?

Thuốc an thần làm suy giảm hầu hết các chức năng của cơ thể nên ảnh hưởng lớn đến khả năng lái xe, vận hành máy móc và tham gia các công việc đòi hỏi sự phối hợp cơ bắp. Một số tác dụng phụ ngắn hạn của chúng bao gồm:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Khó tập trung hoặc suy nghĩ
  • Mờ mắt
  • Thời gian phản ứng chậm hơn (phản xạ suy giảm)
  • Thở chậm hơn
  • Không cảm thấy đau nhiều như bình thường (giảm cảm giác đau)
  • Lú lẫn
  • Huyết áp thấp
  • Suy giảm khả năng nhận thức và phán đoán
  • Nói chậm hơn hoặc nói ngọng

Những rủi ro hoặc biến chứng khi dùng thuốc an thần lâu dài là gì?

Thuốc an thần là thuốc kê đơn và được kiểm soát đặc biệt do có nhiều nguy cơ rủi ro xảy ra với người dùng thuốc. Trong đó bao gồm các biến chứng lâu dài, khả năng gây nghiện, quá liều, phản ứng ngưng thuốc.

Sử dụng thuốc lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Thường xuyên quên hoặc mất trí nhớ (chứng hay quên)
  • Mệt mỏi mãn tính.
  • Tăng cân.
  • Các triệu chứng trầm cảm, chẳng hạn như mệt mỏi, cảm giác tuyệt vọng hoặc có ý nghĩ tự tử. 
  • Rối loạn chức năng gan hoặc suy gan.
  • Phát triển tình trạng lệ thuộc thuốc an thần: nếu bạn đang dùng mà ngừng thuốc đột ngột, nó sẽ dẫn đến các triệu chứng rất khó chịu và nguy hiểm (gọi là “triệu chứng cai thuốc), thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột, trao đổi với bác sĩ nếu bạn cho rằng mình đang phát triển tình trạng phụ thuộc. 

biến chứng khi dùng thuốc an thần lâu dài

Khả năng gây nghiện:

Lý do chính khiến thuốc an thần có khả năng gây nghiện cao là vì một số loại thuốc có thể tạo ra cảm giác hưng phấn (hạnh phúc mãnh liệt), khiến nhiều người cảm thấy thích thú. Những người sử dụng chúng thường xuyên sẽ nhanh chóng phát triển tình trạng quen thuốc và càng ngày càng dùng nhiều thuốc hơn nhằm đạt được tác dụng và cảm giác hưng phấn như ban đầu. 

Sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng thuốc này có thể dẫn đến sự phụ thuộc về cả tâm lý và thể chất.

  • Về tâm lý, họ sẽ có một nhu cầu mãnh liệt hoặc khao khát tiêu thụ nhiều thuốc hơn và cảm thấy không thể ngừng dùng thuốc.
  • Với sự phụ thuộc về thể chất, cơ thể đã thích nghi với sự hiện diện của thuốc và các “triệu chứng cai thuốc” sẽ xảy ra nếu một người đột ngột ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều lượng. Những triệu chứng gây khó chịu hoặc đau đớn về thể chất và tinh thần, vì vậy họ lại càng dùng nhiều thuốc hơn để ngăn chặn các triệu chứng đó.

Tình trạng phụ thuộc thuốc xảy ra ở mỗi người không giống nhau, tùy thuộc vào khả năng dung nạp thuốc của cơ thể. Nó có thể xảy ra trong vài tháng hoặc nhanh nhất là vài tuần hoặc ít hơn. Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với một số loại thuốc an thần, chẳng hạn như benzodiazepine, hơn những người trẻ tuổi.

Độc tính và quá liều:

Độc tính của thuốc sẽ tăng lên nếu bạn dùng lượng không phù hợp. Ngoài ra, nếu dùng các thuốc này chung với các thuốc/thực phẩm bổ sung khác (rượu, thuốc phiện, thuốc cảm,…) có thể dẫn đến quá liều và thậm chí tử vong.

Các triệu chứng của quá liều thuốc an thần bao gồm:

  • An thần quá mức.
  • Nói lắp.
  • Mất điều hòa.
  • Suy hô hấp.
  • Hôn mê.
  • Hãy gọi 115 hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất nếu phát hiện bản thân hoặc ai đó đang gặp phải những triệu chứng này. Quá liều thuốc an thần có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

    Triệu chứng ngưng thuốc:

    Nếu bạn lạm dụng thuốc an thần và tự ý ngừng hoặc giảm liều các loại thuốc này sau khi sử dụng trong vài tuần, bạn có thể gặp các triệu chứng ngưng thuốc, bao gồm:

    • Lo lắng, bồn chồn.
    • Chức năng vận động bị suy giảm.
    • Ăn mất ngon.
    • Run rẩy.
    • Chóng mặt.
    • Hoảng sợ ban đêm (Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng).
    • Sốt cao.
    • Tăng nhịp tim.
    • Thở nhanh.
    • Co giật.
    • Ảo giác, mê sảng.
    • Đổ mồ hôi.
    • Nói chậm hoặc nói ngọng.
    • Thay đổi tâm trạng.

    Ngưng thuốc đột ngột có thể nguy cấp, đe dọa tính mạng và phải nhập viện. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, hãy báo với bác sĩ ngay

    triệu chứng ngưng thuốc an thần

    Nguy cơ với phụ nữ có thai

    Thuốc an thần có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc an thần nhưng có thai hoặc có ý định mang thai.

    Mặc dù có lợi ích quan trọng trên lâm sàng, tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc an thần cần cân nhắc rất kỹ về lợi ích – nguy cơ và người bệnh phải kiểm soát việc sử dụng chúng một cách chặt chẽ. Tuân thủ đúng hướng dẫn bác sĩ, không dùng nhiều hay lâu hơn chỉ định và đặc biệt không chia sẻ thuốc cho người khác để thuốc chữa bệnh không trở thành rủi ro tiềm tàng nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: Tuần trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo