backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Điểm danh 13 tác dụng của quả cóc mà có thể bạn chưa biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 03/08/2023

Điểm danh 13 tác dụng của quả cóc mà có thể bạn chưa biết

Bạn thường ăn trái cóc như một loại trái cây giúp đỡ buồn miệng? Thực ra, tác dụng của quả cóc còn giúp bạn giảm ho, tốt cho sức khỏe của mắt và giúp tăng cường hệ miễn dịch nữa đấy!

Cây cóc có tên khoa học là Spondias dulcis, là một loại cây thân gỗ, vùng nhiệt đới. Phần thịt quả khá giòn và có vị chua đặc trưng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng giải nhiệt, kích thích vị giác. Không những thế, quả cóc còn có những công dụng rất tốt cho sức khỏe. Những tác dụng tiêu biểu của quả cóc có thể kể đến như hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch… Trong bài viết sau, bạn hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những tác dụng của quả cóc – một loại quả vô cùng quen thuộc ở nước ta nhé.

Giá trị dinh dưỡng của quả cóc

Ăn cóc có tốt không? Thực tế ăn cóc rất tốt cho sức khỏe vì quả cóc có thành phần vitamin C nổi bật và giàu chất chống oxy hóa tự nhiên. Ngoài ra, trung bình một quả cóc khoảng 100g có chứa:

  • Calo: 69,12
  • Protein
  • Carbohydrate
  • Chất xơ
  • Natri:  3018 mg
  • Kali: 344 mg
  • Canxi: 94,7 mg
  • Sắt: 3 mg
  • Phốt pho: 22 g
  • Vitamin A
  • Vitamin B
  • Vitamin C
  • Ngoài ra, quả cóc còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, cụ thể là flavonoid, terpenoit, tannin, saponin… Nhờ đó, loại quả này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

    Khám phá các tác dụng của quả cóc mà có thể bạn chưa biết

    Sau đây là một số tác dụng của quả cóc và nước ép cóc:

    1. Quả cóc giúp bạn giảm ho và trị cảm cúm

    Quả cóc có nhiều vitamin C, vậy ăn cóc có tác dụng gì với sức khỏe? Nếu bạn hay người thân trong gia đình bị ho thì hãy thử ăn vài miếng cóc xắt nhỏ hoặc uống nước ép cóc nguyên chất. Trong quả cóc có thành phần long đàm tự nhiên nên rất hiệu quả khi dùng để giảm ho. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đun sôi lá cóc với nước để trị ho.

    Ngoài ra, trái cóc cũng là một giải pháp hiệu quả để trị bệnh cảm cúm. Ngoài cách này, bạn cũng có thể áp dụng các cách điều trị cảm cúm khác để mau chóng thuyên giảm triệu chứng.

    Bạn có thể cho thêm chút muối, chút đường để làm tăng hương vị cho nước ép cóc. Sau đó, bạn sử dụng loại nước ép này khoảng vài lần trong ngày để giảm triệu chứng ho.

    2. Quả cóc có tác dụng gì: Kiểm soát mức cholesterol

    tác dụng của quả cóc

    Ăn cóc có tác dụng gì? Vitamin C có trong trái cóc giúp chuyển hóa cholesterol thành các axit mật. Điều này giúp bạn kiểm soát lượng cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Thói quen ăn cóc có thể giúp bạn kiểm soát hàm lượng cholesterol luôn ở mức cân bằng.

    3. Tác dụng của quả cóc: Giúp cải thiện thị lực

    Trái cóc là loại trái cây giàu các vitami A, B, C… vậy ăn cóc có tác dụng gì? Vitamin A trong trái cóc giúp quá trình truyền tải thông tin từ võng mạc đến não trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm dân gian, nước sắc từ lá của cây cóc cũng được sử dụng để điều trị đau mắt.

    Quả cóc là một loại trái cây giàu vitamin A. Do đó, trái cóc rất tốt cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe đôi mắt của bạn.

    4. Giúp tăng cường sự dẻo dai

    Ăn quả cóc có tác dụng gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong quả cóc có chứa đường dự trữ dưới dạng sucrose và giàu dưỡng chất nên trái cóc là một loại trái cây rất hữu ích trong việc giúp tăng khả năng chịu đựng và sức bền của cơ thể.

    Tác dụng của quả cóc góp phần tăng sự dẻo dai của cơ thể, hỗ trợ các vận động viên phục hồi sức khỏe sau quá trình tập luyện nặng nhọc.

    5. Tác dụng của trái cóc: Tăng cường hệ miễn dịch

    Quả cóc có tác dụng gì? Hàm lượng vitamin C trong trái cóc giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh và các gốc tự do.

    Bên cạnh đó, loại vitamin này còn góp phần đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương nhờ khả năng hỗ trợ tổng hợp collagen, hấp thụ chất sắt và protein để tạo thành các mô liên kết.

    6. Tác dụng của quả cóc giúp ngăn ngừa lão hóa sớm

    tác dụng của quả cóc

    Ngoài các tác dụng kể trên, quả cóc có tác dụng gì đối với sức khỏe? Không chỉ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, vitamin C trong quả cóc còn hỗ trợ bảo vệ các phân tử như protein, lipid, carbohydrate và axit nucleic khỏi tổn thương. Đồng thời, nó cũng góp phần bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do, độc tố hoặc chất ô nhiễm.

    Tác dụng của quả cóc có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm. Nhờ đó, bạn sẽ có vẻ ngoài trẻ trung và tươi tắn hơn.

    7. Giúp điều trị các vấn đề tiêu hóa

    Ăn cóc có tốt không? Câu trả lời là có, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Bởi loại quả này có hàm lượng chất xơ cao nên có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa và nhu động ruột. Phần thịt của quả cóc được khuyến nghị cho những người bị bệnh táo bón và khó tiêu, trong khi hàm lượng nước trong loại quả này giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.

    Nhiều người thường thắc mắc nước ép cóc có tác dụng gì? Nước ép cóc và cóc tươi hoặc ngâm rất tốt cho các trường hợp ăn uống kém tiêu. Nguyên do là loại quả này giúp cải thiện chức năng đường ruột, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.

    8. Duy trì xương và răng khỏe mạnh

    Hàm lượng canxi và phốt pho có trong quả cóc có công dụng giữ cho xương răng khỏe mạnh. Canxi giúp củng cố men răng hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương do các hoạt động ăn uống hằng ngày như cắn nhai hay thói quen nghiến răng….

    9. Tác dụng của quả cóc: Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

    tác dụng của quả cóc

    Trái cóc có tác dụng gì? Một trong những lo ngại lớn của phái đẹp là vấn đề tăng cân. May mắn thay, quả cóc cũng có tác dụng rất tốt cho trường hợp bạn muốn giảm cân an toàn. Trái cóc chứa rất ít carbohydrate, chất béo, calo nhưng lại chứa nhiều chất xơ.

    Do đó, nó rất có lợi cho những ai muốn duy trì vóc dáng mảnh mai, thon gọn. Bạn có thể ăn cóc tươi hoặc chế biến thành những món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho nhiều món ăn thơm ngon khác.

    Chất xơ trong trái cóc tạo cảm giác no lâu. Điều này giúp bạn không còn cảm giác thèm ăn và ăn ít đi. Từ đó, bạn sẽ kiểm soát các cơn đói cũng như cân nặng một cách hiệu quả.

    10. Tác dụng của quả cóc: Tốt cho người tiểu đường

    Hàm lượng chất xơ trong quả cóc không chỉ tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa mà còn có thể làm giảm tình trạng kháng insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường.

    Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ còn có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm thần bằng cách giảm các triệu chứng trầm cảm.

    11. Giúp mau lành vết thương

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả có có hàm lượng vitamin A cao nên có thể giúp duy trì các mô trong cơ thể khỏe mạnh. Từ đó có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.

    12. Công dụng của trái cóc: hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt

    Nếu đọc đến đây mà bạn vẫn còn thắc mắc ăn cóc có tốt không hay ăn cóc mang lại những lợi ích nào cho sức khỏe thì câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

    Theo các chuyên gia sức khỏe, quả cóc rất có lợi cho những người bị thiếu máu vì chúng rất giàu chất sắt. Sắt là khoáng chất đóng vai trò quan trọng giúp hình thành các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, quả cóc còn chứa vitamin B1 cũng giúp sản xuất các tế bào hồng cầu, tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể và ngăn ngừa chứng thiếu máu. Do đó, bạn có thể ăn cóc thường xuyên để cải thiện tình trạng thiếu máu.

    13. Cải thiện làn da khỏe đẹp

    Một số dưỡng chất trong quả cóc đóng vai trò như một chất chống oxy hóa tự nhiên. Hàm lượng vitamin C của loại trái cây này giúp phục hồi mô và chăm sóc làn da. Ở một số quốc gia, theo kinh nghiệm dân gian, nước lá cóc và chiết xuất của nó có thể được sử dụng để thay thế sữa dưỡng thể và kem dưỡng da.

    Vitamin C trong cóc có rất nhiều lợi ích:

    • Thúc đẩy sự hấp thụ sắt, giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt
    • Bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại
    • Giúp cơ thể hồi phục, đặc biệt sau khi hoạt động gắng sức
    • Làm tan cục máu đông từ đó giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ
    • Kích thích sản xuất collagen, một loại protein quan trọng giúp chữa lành vết thương và bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do.

    Lưu ý khi ăn cóc

    tác dụng của quả cóc

    Quả cóc giàu dưỡng chất nên mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt, bạn không nên ăn cóc lúc đói. Vị chua của loại trái cây này có thể gây nên tình trạng thừa axit ở dạ dày. Nếu như bạn có vấn đề về dạ dày, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng cóc bạn có thể ăn.

    • Nên ăn bao nhiêu cóc mỗi ngày? Bạn chỉ nên ăn khoảng 300g cóc một ngày để thụ hưởng được những lợi ích sức khỏe của quả cóc.
    • Có nên uống nước ép cóc mỗi ngày không? Bạn có thể uống nước ép cóc như một món nhẹ sau bữa ăn chính. Thế nhưng, bạn không nên uống nước ép cóc thay cho nước lọc. Đồng thời, không nên cho thêm quá nhiều chất tạo ngọt vào món nước ép cóc của bạn.
    Ngoài ra, để thay đổi khẩu vị, bạn có thể chế biến cóc thành các món như: cóc dầm chua ngọt, gỏi cóc bò khô, ô mai cóc, cóc xí muội…

    Tác dụng của quả cóc là minh chứng để bạn cho thêm những loại quả này vào danh sách các loại trái cây tốt cho sức khỏe. Chỉ cần tuân thủ các lưu ý khi ăn cóc, bạn có thể nhận được những lợi ích sức khỏe từ loại quả dân dã, thơm ngon và giàu dinh dưỡng này. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 03/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo