Khi bạn bị chảy máu chân răng, đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nướu hoặc chỉ là tổn thương nướu và răng đơn thuần, nặng nề hơn có thể đó là biểu hiện sớm của bệnh viêm nha chu. Trong trường hợp nghiêm trọng và không được điều trị sớm viêm nha chu sẽ dẫn đến nguy cơ tiêu xương khiến răng rụng đi khi răng vẫn còn nguyên vẹn và khỏe mạnh.
Chảy máu chân răng là bệnh gì?
Hay chảy máu chân răng là bệnh gì là thắc mắc của nhiều người. Chảy máu chân răng thông thường là một triệu chứng ở nướu có thể do chấn thương hoặc bệnh ở nướu gây ra. Nướu khỏe mạnh thường hồng hào, săn chắc, không dễ bị chảy máu ngay cả khi bạn lỡ tay đánh răng và nướu hơi mạnh so với bình thường.
Vây nên khi nướu bị chảy máu tự nhiên hoặc với lực tác động rất nhẹ như: chảy máu chân răng khi đánh răng bằng bàn chải mềm, dùng chỉ nha khoa đúng cách thì chắc chắn đó là một biểu hiện bệnh ở nướu, hoặc xa hơn là bệnh của mô quanh răng (bệnh nha chu).
Đa số người bệnh khi tự nhiên chảy máu răng sẽ thường nghĩ là mình thiếu vitamin C và tự ý bổ sung ngay. Tuy nhiên, nếu muốn chữa khỏi chảy máu chân răng thì bạn cần phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị vì thiếu vitamin C chỉ là một trong số các nguyên nhân hiếm gặp. Hello bacsi xin giới thiệu một vài nguyên nhân gây tình trạng chảy máu chân răng phổ biến sau đây các bạn cùng tham khảo nhé!
Tìm hiểu thêm: Viêm chân răng là gì? Cách điều trị viêm chân răng hiệu quả
Nguyên nhân chảy máu chân răng
Hello bacsi xin giới thiệu một vài nguyên nhân gây tình trạng chảy máu chân răng phổ biến sau đây các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Chảy máu răng là bệnh gì? Bệnh gây viêm nướu
Chảy máu răng là bệnh gì? Chỉ một tình trạng nướu viêm do một bệnh lý nào đó gây ra khác với viêm nướu do các nguyên nhân khác. Nướu viêm sẽ căng phồng, đỏ tươi, dễ bị kích thích và chảy máu đỏ thẫm. Đối với các bệnh gây viêm nướu khi điều trị bệnh chính sẽ hết tình trạng nướu viêm. Nếu lơ là bỏ qua tình trạng viêm nướu, tiến triển kéo dài sẽ làm tụt nướu làm chân răng lộ ra ngoài gây ê buốt, mất thẩm mỹ và dẫn đến viêm nha chu.
2. Thuốc làm chảy máu chân răng
Tự nhiên chảy máu chân răng do đâu? Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cho biết nguyên nhân có thể gây chảy máu nướu có thể là thuốc làm loãng máu. Thuốc làm loãng máu làm giảm khả năng đông máu, do vậy có thể dẫn đến việc bạn bị chảy máu dễ dàng hơn.
Một số loại thuốc chữa bệnh khác thì có thể khiến bạn bị khô miệng. Điều này làm ảnh hưởng đến lượng nước bọt tiết ra trong miệng để trung hòa các axit béo, tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
Do vậy, bạn cần nói rõ với nha sĩ về tình trạng sử dụng các loại thuốc mỗi khi ghé phòng khám nha khoa để có hướng điều trị phù hợp.
3. Nguyên nhân chảy máu chân răng: Thói quen dùng chỉ nha khoa
Vì sao bị chảy máu chân răng? Đôi khi một sự thay đổi trong thói quen dùng chỉ nha khoa hoặc chưa dùng chỉ nha khoa đúng cách cũng có thể dẫn đến chảy máu nướu răng. Bạn cần sử dụng 1 lực vừa phải khi dùng chỉ hoặc tăm để lấy thức ăn vùng kẽ tránh tổn thương gai nướu răng.
4. Bàn chải đánh răng thô cứng
Đánh răng bị chảy máu chân răng là do đâu? Nhiều người đánh răng bị chảy máu chân răng là do bàn chải đánh răng. Nếu bạn đang sử dụng bàn chải đánh răng thô cứng thì bạn nên đổi loại bàn chải tốt hơn để tránh đánh răng bị chảy máu chân răng. Ưu tiên chọn mua và dùng loại bàn chải có đầu lông mềm, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu khi đánh răng. Bạn cũng lưu ý rằng nếu đánh răng mạnh quá cũng sẽ dễ gây tổn thương đến nướu và tự làm chảy máu chân răng, vậy nên cần thay đổi thói quen không tốt này.
5. Nguyên nhân chảy máu chân răng: Vệ sinh răng miệng kém
Đôi khi chính việc lơ là chăm sóc răng miệng có thể dẫn đến việc bị chảy máu chân răng. Bạn có thể vội vã khi đánh răng và đánh không đủ lâu cũng như bỏ qua việc đánh răng buổi tối.
Ngoài ra, thói quen không dùng chỉ nha khoa có thể khiến bạn khó lấy đi nhiều mảng bám có thể dẫn đến sưng và viêm nướu. Có nghiên cứu cho thấy rằng nướu khỏe mạnh có thể trở thành nướu bị bệnh chỉ sau một ngày mà bạn không lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách.
6. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Tự nhiên chảy máu chân răng do đâu? Một số thành phần trong các loại thực phẩm chế biến mà bạn ăn hàng ngày có thể gây kích ứng nướu và khiến chúng chảy máu. Vì vậy, bạn nên nghĩ đến những lựa chọn thay thế lành mạnh hơn. Hay bị chảy máu chân răng phần lớn bắt nguồn từ việc thiếu hụt vitamin C, vitamin K, đây là những loại vitamin cần thiết giúp cho việc đông máu.
Tự nhiên chảy máu chân răng nên làm gì? Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ quả. Đặc biệt, bạn cần bổ sung thêm canxi, vitamin C và K, và magie để tăng cường sức khỏe răng miệng.
7. Hút thuốc lá quá nhiều
Bị chảy máu chân răng có thể do thuốc lá. Những người thường xuyên hút thuốc thường có nhiều cao răng hơn những người không hút thuốc. Các hóa chất độc hại trong thuốc lá bên cạnh gây mùi khó chịu còn tạo yếu tố thuận lợi để phát triển bệnh nha chu do làm giảm lượng máu đến nuôi các mô xung quanh răng, trong đó có nướu.
8. Nguyên nhân chảy máu chân răng: Căng thẳng gây chảy máu chân răng
Hay bị chảy máu chân răng cũng có thể là do căng thẳng. Có lẽ nhiều người không biết rằng sự căng thẳng cũng đem lại hệ quả xấu cho sức khỏe răng miệng. Nếu bạn ở trạng thái kích động và lo lắng liên tục, nó có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch của bạn và khiến bạn dễ bị bệnh nướu răng. Sự căng thẳng có thể gây viêm trong mạch máu, làm phá vỡ các mô mềm trong miệng của bạn và ngăn chặn quá trình chữa lành.
9. Tình trạng răng mọc bị lệch
Hay chảy máu chân răng là bệnh gì? Tình trạng răng mọc lệch, không đúng vị trí, khớp cắn sai cũng gây ra tình trạng viêm nướu. Điều này được lý giải là vì răng mọc lệch có thể dẫn đến sự khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng của bạn, dễ tích tụ mảng bám và gây viêm. Do đó, bạn có thể cần đến các biện pháp chỉnh nha để cải thiện tình hình.
10. Nguyên nhân chảy máu chân răng: Thay đổi nội tiết tố ở nữ
Hay chảy máu chân răng là bệnh gì? Hiện tượng thay đổi nội tiết tố thường xuất hiện trong các giai đoạn cuộc đời của người phụ nữ như khi dậy thì, khi mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai. Thay đổi nội tiết tố là vấn đề khá phổ biến khiến bạn bị tăng nguy cơ chảy máu nướu.
Đối với nhiều người, chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ. Vì trong giai đoạn này, progesterone được sản sinh nhiều hơn sẽ làm tăng lưu lượng máu tới nướu và tăng tính nhạy cảm của nướu với kích thích gây chảy máu chân răng.
Cách chữa chảy máu chân răng
Răng chảy máu phải làm sao? Cách chữa chảy máu chân răng đôi khi chỉ là bạn cần phải thay đổi một số thói quen xấu trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Tuy nhiên, quan trọng nhất khi phát hiện chảy máu chân răng là bạn nên đi khám để tránh bị mất răng do quá chủ quan.
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Răng chảy máu phải làm sao? Để có hàm răng khỏe, bạn nên lưu ý vệ sinh răng miệng kỹ càng và đúng cách. Đầu tiên, bạn cần ghi nhớ phải đánh răng 2 lần mỗi ngày là đánh răng trước khi đi ngủ và lúc mới ngủ dậy. Khi đánh răng, bạn cần lưu ý đánh răng cũng phải đúng kỹ thuật như đánh dọc theo các chân răng từ trên xuống và từ dưới lên, hoặc đánh xoay tròn ,dùng bàn chải mềm và không đánh răng quá mạnh làm xây xước, tổn thương niêm mạc nướu dẫn đến chảy máu.
2. Răng chảy máu phải làm sao? Bổ sung các chất cần thiết
Bạn nên bổ sung các loại vitamin như vitamin C để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và vitamin K để hạn chế gây chảy máu chân răng. Bạn có thể nhận được vitamin C từ các loại trái cây như cam, bưởi, chanh và vitamin K khi ăn chuối hay củ cải.
Canxi, magie và các chất chống viêm có trong dầu cá cũng đều giúp ích cho sức khỏe răng miệng. Bạn nên ăn nhiều rau xanh nữa vì chất xơ trong rau củ có thể giúp loại bỏ mảng bám trên răng và bề mặt nướu tương tự như khi bạn sử dụng bàn chải đánh răng.
3. Giảm căng thẳng để tránh chảy máu chân răng
Răng chảy máu phải làm sao? Một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng là tình trạng căng thẳng kéo dài. Do đó, bạn hãy cố gắng duy trì suy nghĩ tích cực, tránh bị căng thẳng để không bị chảy máu chân răng cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể.
Bạn có thể phân vân không biết khi chảy máu chân răng là mắc bệnh gì nhưng đôi khi có thể chỉ là do bạn quá căng thẳng mà thôi. Nếu lo lắng thì bạn nên đi khám bác sĩ để được tìm ra nguyên nhân nhé.
4. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
Răng chảy máu phải làm sao? Khi bạn từ bỏ hút thuốc lá thì bạn không chỉ phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm như ung thư. Bạn nên cố gắng từ bỏ dần bằng cách nghĩ đến việc nhận được những lợi ích gần gũi với cuộc sống thường ngày làm động lực vì thấy ngay hiệu quả rõ rệt. Ví dụ như hơi thở của bạn sẽ thơm tho hơn, răng của bạn sẽ trắng sáng và chắc khỏe hơn hẳn.
Đặc biệt, khi bỏ thuốc lá thì bạn cũng dễ dàng tránh khỏi tình trạng đang ngồi cạnh ai đó mà răng bỗng nhiên chảy máu đỏ tươi khiến bạn mất điểm trong mắt họ. Đôi khi cách trị chảy máu chân răng chỉ đơn giản là từ bỏ một thói quen xấu!
5. Sử dụng thuốc điều trị
Răng chảy máu phải làm sao? Trước khi sử dụng thuốc, bác sĩ thường lấy vôi răng và giúp khôi phục lại nướu kèm theo 1 số loại nước súc miệng thông thường hoặc đặc trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu vẫn không được tiến triển tốt thì bạn sẽ được kê thêm thuốc đặc trị cho bệnh về nướu. Một số kháng sinh có thể kể đến là: Amoxicillin, Tetracycline, Metronidazole, Penicillin… Tùy theo nguyên nhân mà bác sỹ sẽ kê các loại thuốc phù hợp.
Bạn có thể ngăn ngừa viêm nướu bằng những cách như đánh răng, dùng chỉ nha khoa đúng cách, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe răng miệng và đi khám răng định kỳ. Hơn nữa, dù bạn có điều trị chảy máu chân răng bằng thuốc hay không thì cũng đừng quá căng thẳng để giúp bệnh nhanh lành hơn nhé!
Vân Anh HELLO BACSI
[embed-health-tool-bmi]