backup og meta

5 cách để chuyển những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực

5 cách để chuyển những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực

Suy nghĩ tiêu cực làm tiêu hao năng lượng và khiến bạn không thể tập trung vào công việc. Vậy làm sao để bớt suy nghĩ tiêu cực hoặc cách thoát khỏi tiêu cực là gì?

Suy nghĩ tiêu cực cũng giống như một quả bóng nhỏ lăn trên mặt đất. Khi lăn, nó sẽ trở nên lớn hơn và di chuyển nhanh hơn – bạn càng tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực này thì chúng sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Dưới đây là 5 phương pháp ngừng suy nghĩ tiêu cực để giúp bạn tích cực hơn.

5 cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực để chuyển thành tích cực

1. Câu hỏi suy nghĩ

Suy nghĩ tiêu cực là gì? Đây là hướng tư duy theo chiều hướng xấu trước bất kỳ một sự việc nào đó. Khi có nhiều suy nghĩ tiêu cực phát triển trong tâm trí, một trong những điều bạn cần làm là đặt câu hỏi: “Mình có thật sự nên quan tâm, lo lắng về chúng không?”

Đôi khi câu hỏi này sẽ giúp bạn nhận ra rằng chỉ vì bạn đã sai sót một điều nhỏ không có nghĩa bạn là một người kém cỏi hoặc nếu bạn gặp khó khăn không có nghĩa là mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ trong một thời gian dài. Bạn có thể nhận ra điều này nếu luôn giữ một cái nhìn lạc quan về cuộc sống.

2. Đừng suy nghĩ mọi chuyện quá lên

Làm sao để hết suy nghĩ tiêu cực? Để ngăn chặn một ý nghĩ tiêu cực trong tâm trí, bạn hãy tìm cách đối mặt vấn đề sớm nhất có thể. Bạn có thể làm điều đó bằng cách tự hỏi một câu hỏi như: “Liệu vấn đề này có làm bạn bận tâm trong 5 năm, 5 tuần hoặc thậm chí 5 ngày không?”. Đa số trong nhiều trường hợp, câu trả lời cho điều này là không. Nếu bạn càng nghĩ về nó có nghĩa là bạn đang biến một đụn đất nhỏ thành một ngọn núi lớn.

3. Cách để không suy nghĩ tiêu cực: Hãy chia sẻ với ai đó

Suy nghĩ tích cực góp phần điều trị ung thư cổ tử cung

Thảo luận về tình hình hoặc bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của bạn với một ai đó gần gũi. Chỉ một vài phút chia sẻ cũng có thể giúp bạn tìm ra một phương pháp giải quyết nào đó.

4. Hãy sống cho thực tại

Khi hay suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ sống trong sự lo lắng dù sự việc chưa diễn ra. Điều quan trọng là bạn phải thoát khỏi ý nghĩ đó và hãy sống trong thực tại. Hãy làm một điều gì đó khiến bạn tập trung tâm trí và mất thời gian một chút vào thời điểm hiện tại, tự nhiên bạn sẽ có những suy nghĩ tích cực và trở nên cởi mở.

5. Bắt đầu ngày mới với những suy nghĩ tích cực

Cách bạn bắt đầu một ngày mới sẽ ảnh hưởng đến tâm trí của bạn trong cả một ngày. Nếu bạn khởi đầu ngày mới với một tinh thần lạc quan thì bạn có thể dễ dàng vượt qua những suy nghĩ tiêu cực cho đến hết ngày.

Một vài cách đơn giản để có được sự khởi đầu ngày mới lạc quan:

  • Một lời nhắc nhở đơn giản sau khi thức dậy: đó có thể là một vài câu nói nổi tiếng nào đó truyền cảm hứng cho bạn. Hoặc có thể là những điều liên quan đến những ước muốn, đam mê trong cuộc đời bạn. Bạn có thể có thể viết nó ra hoặc nhập vào điện thoại của mình
  • Hãy đọc những bài báo hoặc thông tin mang ý nghĩa tích cực
  • Nghe đài, hoặc đọc một chương trong một cuốn sách mà bạn nghĩ nó sẽ tạo động lực cho bạn
  • Trò chuyện vui vẻ với bạn bè, đồng nghiệp hoặc vợ/chồng của bạn.

Cách để hết tiêu cực: 

  • Chỉ tập trung vào hơi thở, hãy hít vào thật sâu và thở ra bằng mũi. Bạn không nên nghĩ đến bất kỳ thứ gì khác ngoài việc cảm nhận luồng khí đi vào và ra.
  • Quan tâm những thứ xung quanh. Bạn hãy nghỉ ngơi 1-2 phút và bỏ tất cả mọi thứ ra khỏi đầu, sau đó bạn hãy chú ý vào những sự việc đang xảy ra xung quanh, bạn có thể tập trung vào những người qua đường bên ngoài cửa sổ, những tiếng ồn từ đường phố, mùi hương hoặc nắng ấm đang chiếu lên làn da của mình.

Tóm lại, là một người lạc quan và mắc sai lầm đôi khi sẽ tốt hơn là làm một người bi quan và luôn luôn đúng.

5 bước chiến thắng những suy nghĩ tiêu cực

suy nghĩ tích cực để chống trầm cảm

1. Tạo sự xao lãng

Để có thể thoát ra khỏi suy nghĩ tiêu cực, việc đầu tiên bạn cần làm chính là tạo ra sự xao lãng để bắt bản thân ngừng suy nghĩ. Ví dụ khi trong đầu bắt đầu xuất hiện các luồng suy nghĩ như: “Tại sao mình lại nhận ít thoại trong vở kịch biểu diễn trước mọi người như vậy ?” hoặc “Mình sẽ không bao giờ được thăng chức nếu sếp không cho mình nhiều công việc hơn” hoặc “Cô ấy có nhiều thời gian rảnh hơn mình”. Hãy ngay lập tức chuyển sự chú ý của mình sang một điều khác như đọc hoặc xem một cái gì đó buồn cười hay hồi hộp, nghe một bài hát gây cảm xúc mạnh mẽ, gặp một người bạn uống trà, tập thể dục làm nhịp tim tăng lên. Hãy làm bất cứ việc gì miễn nó vô hại và có khả năng thu hút bạn. Đôi khi bạn cũng có thể ngăn việc suy nghĩ quá nhiều bằng cách đứng lên và rời khỏi chỗ ngồi.

2. Tự bảo bạn thân dừng suy nghĩ tiêu cực quá nhiều

Chiến lược thứ hai trong cách không suy nghĩ tiêu cực là dùng kỹ thuật “dừng lại”. Bạn sẽ nghĩ, nói hoặc thậm chí hét lên với chính mình: “Dừng lại!” hay “Không!” khi bạn thấy mình lại suy nghĩ quá nhiều. Một người chia sẻ rằng cô ấy hay nghĩ về bảng “STOP” nền đỏ với dòng chữ trắng nổi bật mỗi khi các luồng suy nghĩ không hay có dấu hiện xâm lấn tâm trí.

Hãy suy nghĩ về một điều gì khác như danh sách các thứ cần mua sắm hoặc địa điểm du lịch sắp tới bạn muốn đến rồi vạch ra từng bước chi tiết để có thể đến đấy. Cách này đòi hỏi bạn sử dụng sức mạnh tinh thần của mình, và nó thực sự rất hữu dụng trong nhiều tình huống.

3. Dành thời gian suy ngẫm

ket-hop-giua-suy-nghi-tich-cuc-va-tieu-cuc-dem-lai-dieu-gi

Suy ngẫm là một trong những cách để bạn có thể phân luồng suy nghĩ, điều chỉnh tâm trạng của mình và cũng là cách hết tiêu cực. Mỗi ngày, hãy dành ba mươi phút vào những khoảng thời gian bạn cảm thấy tâm trí đang hoàn toàn thoải mái để trò chuyện với bản thân về những việc đã làm hoặc cần phải làm.

Theo đó, khi bạn cảm thấy những suy nghĩ tiêu cực quá áp lực và giằng xé tâm trạng, bạn có thể thành thật nói với chính mình: “Tôi có thể dừng lại bây giờ, bởi vì tôi sẽ có cơ hội để suy nghĩ về điều này sau.” Có thể khi mới bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy hơi khó khăn trong việc ép mình phải ngẫm nghĩ về một chuyện nào đó. Nhưng khi làm được, bạn sẽ dần quen và nhận ra những việc làm của mình sau khi được suy nghĩ kĩ càng đã phát triển theo chiều hướng tốt hơn và ít để lại hậu quả hơn trước rất nhiều.

4. Giãi bày tâm trạng

Hãy tìm đến một người có khả năng lắng nghe, cảm thông và đáng tin cậy để chia sẻ những suy nghĩ và rắc rói của bạn. Các cuộc trò chuyện riêng tư đơn giản giữa hai người ngay lập tức sẽ giúp bạn thông suốt phần nào và xóa bớt những cảm xúc tiêu cực. Những người bạn chọn để trò chuyện cùng sẽ giúp bạn nhận thấy vấn đề của bạn hóa ra cũng không quá mức nặng nề như bạn tưởng, hoặc bạn có thể nhận ra sự vô ích của việc ghen tị khi bạn của mình có một người mẹ rất tốt tính hay thật ra cô bạn hoa khôi vốn không hề hoàn thiện như bạn lầm tưởng.

Tuy nhiên, bạn sẽ gặp phải một số khó khăn khi thực hiện chiến lược này:

  • Một là bạn phải lựa chọn người bạn tâm tình thật cẩn thận. Người đó phải có khả năng suy nghĩ khách quan, không làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn hoặc kết thúc cuộc trò chuyện bằng việc trầm ngâm suy nghĩ cùng bạn.
  • Hai là không nên lạm dụng cơ hội tâm tình của bạn. Nếu bạn nêu ra quá nhiều những suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể khiến cho mọi người dễ cảm thấy chông chênh theo hoặc kiệt sức đến nỗi họ sẽ tránh xa bạn.

5. Viết lách

Một phương pháp dừng suy nghĩ tiêu cực là viết lách. Viết ra những suy nghĩ của mình vốn được xem là phương pháp điều trị tinh thần rất hiệu quả. Bạn có thể viết ở bất cứ đâu từ sổ tay, đến tạp chí hay thảo văn bản trên máy tính đều được. Việc viết ra suy ngẫm của bạn có thể giúp bạn sắp xếp lại suy nghĩ, hiểu lòng hơn khi đọc lại những thứ mình vừa viết ra và quan sát những điều mà bạn trước đây bạn vẫn chưa nhận thức được. Hãy để những suy nghĩ tiêu cực được viết tràn ra trên giấy để bạn có thể bình tĩnh đọc lại và tìm ra giải pháp vượt qua khó khăn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

4 Ways to Stop Negative Thinking. https://www.mcleanhospital.org/essential/negative-thinking. Ngày truy cập 23/10/2023

7 Ways to Deal With Negative Thoughts. https://www.psychologytoday.com/us/blog/women-s-mental-health-matters/201509/7-ways-deal-negative-thoughts. Ngày truy cập 23/10/2023

Reframing unhelpful thoughts. https://www.nhs.uk/every-mind-matters/mental-wellbeing-tips/self-help-cbt-techniques/reframing-unhelpful-thoughts/. Ngày truy cập 23/10/2023

Negative and positive. https://cchealth.org/healthplan/pdf/NegativeTalk.pdf. Ngày truy cập 23/10/2023

Negative Thoughts. https://link.springer.com/referenceworkentry/10.1007/978-1-4419-1005-9_1563. Ngày truy cập 23/10/2023

 

Phiên bản hiện tại

23/10/2023

Tác giả: Trinh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

“Ai dạy con cái này?”, “Con xem bạn con kìa!”... Những điều không nên nói với trẻ

Đừng để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống tình dục


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Trinh Nguyễn · Ngày cập nhật: 23/10/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo