<p><strong>Thành phần </strong><br />Povidone iodine 3,5g<br />Tá dược vđ 35ml (Dinatrihydrophosphat, acid citric, glycerin, nước tinh khiết)<br /><br /><strong>Chỉ định</strong> (Thuốc dùng cho bệnh gì?)<br />Khử khuẩn và sát khuẩn các vết thương do chấn thương hay phẫu thuật, vết loét sâu.<br />Lau rửa các dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn.</p><p>Không được uống.<br /><br /><strong>Chống chỉ định</strong> (Khi nào không nên dùng thuốc này?)<br />Mẫn cảm với iod.<br />Dùng thường xuyên ở người bệnh có rối loạn tuyến giáp (đặc biệt bướu giáp nhân coloid, bướu giáp lưu hành và viêm tuyến giáp Hashimoto).<br />Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú.<br />Thủng màng nhĩ hoặc bôi trực tiếp lên màng não.<br />Khoang bị tổn thương nặng.<br />Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh.<br />Không được uống.<br /><br /><strong>Liều dùng </strong><br />Bôi lên vết thương 1-2 lần/ngày.<br /><br /><strong>Tác dụng phụ </strong><br />Ở vết thương rộng và bỏng nặng có thể gây nhiễm acid chuyển hóa, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận.<br />Có thể gây giảm năng giáp và nếu có giảm năng giáp tiềm tàng, có thể gây cơn nhiễm độc giáp.<br />Giảm bạch cầu trung tính (ở những người bị bệnh bỏng nặng).<br />Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.</p><p>QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ<br />Lượng iod quá liều sẽ gây bướu giáp, nhược giáp hoặc cường giáp. Dùng chế phẩm nhiều lần trên vùng da bị tổn thương rộng hoặc bỏng sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn như vị kim loại, tăng tiết nước bọt, đau rát họng và miệng, mắt bị kích ứng sưng, đau dạ dày, ỉa chảy, khó thở do phù phổi… có thể nhiễm acid chuyển hóa, tăng natri huyết và tổn thương thận.</p><p>Trong trường hợp uống nhầm một lượng lớn povidon-iod, phải điều trị triệu chứng và hỗ trợ, chú ý là cân bằng điện giải, chức năng thận và tuyến giáp.<br /><br /><strong>Thận trọng</strong> (Những lưu ý khi dùng thuốc)<br />Khi dùng thường xuyên trên vết thương đối với người có tiền sử suy thận, với người bệnh đang điều trị bằng lithi.</p><p>PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ<br />Tránh dùng thường xuyên cho đối tượng này vì iod qua được hàng rào nhau thao và bài tiết qua sữa. Mặc dù chưa có bằng chứng về nguy hại, nhưng cần cân nhắc giữa lợi ích điều trị và tác dụng có thể gây ra do hấp thụ iod đối với sự phát triển và chức năng của tuyến giáp thai nhi.<br /><br /><strong>Tương tác thuốc</strong> (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)<br />Tác dụng kháng khuẩn bị giảm khi có kiềm và protein.<br />Xà phòng không làm mất tác dụng.<br />Tương tác với các hợp chất thủy ngân: Gây ăn da.<br />Thuốc bị mất tác dụng với natri thiosulfat, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao, và các thuốc sát khuẩn khác.<br />Có thể cản trở test thăm dò chức năng tuyến giáp.<br /><br /><strong>Bảo quản:</strong> Nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.<br /><br /><strong>Đóng gói:</strong> Hộp 1 chai 35ml<br /><br /><strong>Thương hiệu:</strong> Agimexpharm <br /><br /><strong>Nơi sản xuất:</strong> <span data-sheets-value='{"1":2,"2":"Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm (Việt Nam)"}' data-sheets-userformat='{"2":513,"3":{"1":0},"12":0}'>Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm (Việt Nam)</span><br /><br /><em>Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.</em><br /><em>Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.</em></p>