backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Không khó dạy con tránh thai ở tuổi dậy thì

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 05/08/2020

    Không khó dạy con tránh thai ở tuổi dậy thì

    Ở Việt Nam, quan niệm quan hệ tình dục ở tuổi dậy thì còn khá xa lạ và thường bị các ông bố bà mẹ xem như là một điều rất tệ và tỏ ra cấm đoán con mình. Tuy nhiên, trái ngược với sự nghiêm cấm của người lớn, hiện nay vẫn có rất nhiều trẻ ở tuổi teen trở thành những ông bố bà mẹ. Do đó, cách tốt nhất để phòng tránh việc con mình phải làm bố mẹ ở độ tuổi còn quá trẻ chính là cho con tiếp cận sớm với những thông tin về sức khỏe giới tính. Hiện nay, có rất nhiều bài về sức khỏe giới tính nhưng không phải nguồn thông tin nào cũng chính xác và đáng tin cậy, việc này khiến bố mẹ có phần hoang mang. Bài viết dưới đây sẽ giúp tháo gỡ những hoang mang ấy và cung cấp thêm thông tin về một vấn đề hết sức “nhạy cảm” là cách phòng tránh thai ở tuổi dậy thì.

     Không quan hệ tình dục

    Bố mẹ không phải là không có lý khi cấm con không được có quan hệ tình dục quá sớm. Để tránh thai, đơn giản là không quan hệ tình dục, đây cũng là cách để trẻ có thể tránh khỏi những bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh do nhiễm HPV,… Một vài nghiên cứu còn cho thấy việc trẻ bị nhiễm HPV có thể mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

     Que cấy tránh thai

    Ở Việt Nam (có sản phẩm là Implanon®), tỉ lệ có thai là dưới 1/100 trong năm đầu tiên sử dụng (tỉ lệ thất bại phố biến thường là 0,05%) khi sử dụng phương pháp que cấy tránh thai.

    Que cấy tránh thai là một que nhựa mỏng nhỏ như que diêm, có thể co dãn. Que có chứa một loại hormone và được đặt dưới da của phần trên cánh tay. Que cấy tránh thai không thể bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên tốt nhất làn bạn vẫn hướng dẫn trẻ sử dụng thêm bao cao su.

    Ưu điểm

    • Cung cấp phương pháp bảo vệ an toàn, lâu dài và hiệu quả;
    • Không cần phải nhớ uống thuốc hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng;
    • Không cần phải tháo trong vòng 3 năm;
    • Chứa progestin ngăn buồng trứng rụng trứng.

    Nhược điểm

    • Có thể gây chảy máu âm đạo bất thường;
    • Có một số tác dụng phụ như tăng cân, đau đầu và mụn.

     Vòng tránh thai (IUD)

    Chỉ có khoảng 1/100 phụ nữ sử dụng IUD có thai trong năm đầu tiên (tỉ lệ thất bại thường gặp là 0.2-0.8%).

    Bác sĩ sẽ đặt một vòng chữ T nhỏ vào tử cung thông qua âm đạo. IUD cũng không thể bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và vẫn cần sử dụng thêm bao cao su để tăng khả năng bảo vệ. Có 2 loại IUD:

    • Loại chứa đồng (ví dụ Paraguard®): Là loại không chứa hormone và không cần thay mới trong vòng 10 năm;
    • Loại chứa hormone (ví dụ Mirena®, Skyla®): Là loại chứa hormone, có thời gian đặt là 3-5 năm.

    Ưu điểm

    • Cung cấp phương pháp bảo vệ an toàn, lâu dài và hiệu quả;
    • Trẻ không cần phải nhớ uống thuốc hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng;
    • Có thể chọn giữa 2 loại IUD;
    • Loại IUD có chứa levonorgestrel có thể giúp giảm bớt đau bụng kinh và giảm bớt thời gian hành kinh.

    Nhược điểm

    • Có thể sẽ hơi đau khi đặt vòng;
    • UID chứa levonorgestrel: Có thể gây chảy máu âm đạo bất thường (thường sẽ cải thiện hơn sau một thời gian đặt);
    • UID chứa đồng: Có thể làm tăng tình trạng đau bụng, xuất huyết hoặc gây cường kinh (thường sẽ cải thiện theo thời gian).

     Tiêm Progestin

    Khoảng 6/100 phụ nữ sử dụng phương pháp này có thể mang thai trong năm đầu sử dụng (tỉ lệ thất bại là khoảng 6%).

    Một loại hormone có tác dụng ngăn sự rụng trứng, kéo dài trong 3 tháng. Tuy nhiên, phương pháp cũng không thể giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và vẫn cần dùng thêm bao cao su để hỗ trợ.

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    • Tăng cân;
    • Xuất huyết âm đạo bất thường (có thể sẽ cải thiện sau một thời gian sử dụng);
    • Sau khi ngưng sử dụng hormone, có thể phải cần đến 2 năm để khả năng sinh sản phục hồi (thường trong khoảng 1 năm);
    • Có thể ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng mật độ xương.

    Vòng tránh thai đặt âm đạo

    Khoảng 9/100 phụ nữ sử dụng phương pháp này có thể mang thai trong năm đầu sử dụng (tỉ lệ thất bại là khoảng 9%).

    Đặt một chiếc vòng trong âm đạo trong khoảng 1 tháng, ngăn buồng trứng rụng trứng. Vòng nằm lại âm đạo trong vòng 3 tuần và tháo ra mất 1 tuần. Phương pháp này cũng không thể giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và vẫn cần dùng thêm bao cao su để hỗ trợ.

    Ưu điểm

    • Giảm bớt đau bụng kinh;
    • Giảm bớt thời gian hành kinh;
    • Giảm mụn.

    Nhược điểm

    • Thời gian đặt ngắn nên cần phải nhớ ngày đi đặt lại;
    • Có thể có một số tác dụng phụ: Đau đầu, đau âm đạo, căng tức vú;
    • Tăng nguy cơ tạo cục máu đông.

    Trên đây là một số phương pháp tránh thai mà bố mẹ có thể tham khảo và đưa vào những kiến thức về sức khỏe sinh sản để dạy cho con mình. Những phương pháp trên đây chưa phải là đầy đủ nhất về những cách tránh thai hiện đang có, nếu bố mẹ quan tâm có thể tìm đọc phần tiếp theo của bài này để tìm hiểu thêm về những cách phòng tránh thai cho lứa tuổi dậy thì. Đã đến lúc bố mẹ gỡ bỏ ngại ngùng và ngồi xuống dạy cho con những kiến thức cần thiết này, chúng sẽ giúp trẻ hiểu thêm về sức khỏe sinh sản của mình và biết cách bảo vệ bản thân khỏi việc phải làm bố mẹ quá sớm.

    Bạn có thể xem thêm:

    • Uống nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp có hại gì
    • Thuốc tránh thai khẩn cấp và những câu hỏi thường gặp

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 05/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo