backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

5 thay đổi cơ thể khi bé gái dậy thì bố mẹ nên quan tâm

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Vân Anh · Ngày cập nhật: 13/08/2020

    5 thay đổi cơ thể khi bé gái dậy thì bố mẹ nên quan tâm

    Khi bé gái dậy thì, não sẽ sản sinh các loại hormone đặc biệt, các hormone này di chuyển đến buồng trứng và kích hoạt hormone nội tiết tố nữ estrogen. Khi đó, hormone estrogen sẽ đóng vai trò trong việc thúc đẩy những thay đổi trên cơ thể nữ giới và chuẩn bị cho khả năng sinh nở. Có thể nói, dậy thì chính là thời điểm nữ giới bắt đầu có khả năng mang thai.

    1. Chu kỳ kinh nguyệt

    Đây là một vấn đề lớn mà con bạn thường thắc mắc như thời điểm có kinh nguyệt, kinh nguyệt trông như thế nào và cách xử lý ra sao khi máu kinh xuất hiện.

    Để xác định sự bắt đầu của tuổi dậy thì, bạn có thể hướng dẫn con bằng cách dựa vào một số đặc điểm trên cơ thể. Nếu lông mu chưa xuất hiện hoặc chỉ mới có một ít và ngực trẻ vẫn bằng phẳng, có thể con bạn sẽ trải qua một khoảng thời gian nữa mới tới chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi lông bắt đầu mọc ở cơ quan sinh dục và ngực có dấu hiệu nhô lên một chút thì chu kì kinh đầu tiên có thể sắp diễn ra.

    Bạn khuyên con nên mang theo một miếng băng vệ sinh bỏ trong túi có khóa kéo để phòng trường hợp nó rơi ra sẽ bị mọi người nhìn thấy. Nếu thức dậy buổi sáng và thấy một cái gì đó màu xám, hồng hoặc điều gì bất thường, hãy đeo băng vệ sinh hoặc ít nhất là mang một miếng lót để phòng trường hợp con tới ngày. Và nên nhớ mang quần lót màu tối.

    Nếu bị chảy máu nhưng lúc đó bạn không mang băng vệ sinh, hãy nhớ rằng đó không phải là một lượng máu lớn. Bạn hãy hướng dẫn con bạn lót một lớp vải mỏng cho đến khi bé có thể chạy đến phòng y tế.

    Nếu bị đau bụng kinh khi ngồi trong lớp học, hãy nói với giáo viên rằng con bị đau đầu và muốn đi xuống phòng y tế. Con nên nói sự thật cho nhân viên y tế, nhưng không cần phải nói cho tất cả mọi người trong lớp biết rằng con bị đau bụng kinh.

    2. Ngực

    Ở tuổi dậy thì, ngay cả những bé gái mảnh khảnh nhất cũng tăng lượng mỡ trong cơ thể. Chuyện đó có thể xảy ra ở hông, ngực và một số cơ quan khác.

    3. Mùi cơ thể

    Nó không giống như mùi mồ hôi, nhưng nó có thường xuyên có mùi nặng không? Câu trả lời là không.

    Mùi của trẻ tuổi teen khác với mùi của trẻ em. Mùi của cơ thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa từng người, bởi vì các hormone trong cơ thể sẽ tiết ra nhiều ở tuyến nách. Bạn nên giải thích cho bé biết  khi mồ hôi kết hợp với vi khuẩn sẽ tạo ra mùi cơ thể. Vì vậy, con nên tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày với xà bông và nước ấm. Các trẻ có thể dùng chất khử mùi hoặc chất chống ra mồ hôi. Có sự khác nhau gì giữa hai chất này? Chất khử mùi sẽ che đậy mùi cơ thể, chất chống ra mồ hồi sẽ ngăn cơ thể bạn tạo mùi.  Hãy hướng dẫn con mặc áo quần và đồ lót hoàn toàn bằng cotton, nó giúp con bạn dễ thoát hơi hơn và có cảm giác khô ráo hơn.

    4. Lông ở mặt và cơ thể

    Lông xuất hiện ở những nơi bạn không mong muốn là một dấu hiệu phổ biến của tuổi dậy thì. Các bé gái có thể có lông nách hoặc lông ở vùng kín và điều này khá nhạy cảm.

    Bạn có thể làm một số việc để giảm thiểu sự xuất hiện của lông trên cơ thể. Con bạn có thể sử dụng mỹ phẩm như thuốc tẩy lông hoặc chất tẩy trắng.

    Con bạn có thể cạo lông chân, lông nách nhưng đừng cạo lông ở mặt, việc đó chỉ dành cho các bạn nam thôi con nhé!

    Nếu con bạn có quá nhiều lông trên cơ thể, kinh nguyệt không đều, xuất hiện mụn và thường đấu tranh tư tưởng về vấn đề cân nặng, thì có thể trẻ đang ở trong tình trạng gọi là hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu những vấn đề này xảy ra với con bạn, hãy cùng con hãy đi khám bác sĩ để có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị triệu chứng.

    5. Mụn

    Mụn, mùi cơ thể và vi khuẩn sẽ gây ra một số vấn đề. Vì vậy, con bạn có thể kiểm soát nguyên nhân gây ra mụn từ nhẹ tới trung bình bằng cách rửa mặt hai lần một ngày với sữa rửa mặt. Hướng dẫn con bạn không nên chà mạnh mặt vì có thể làm mụn trầm trọng thêm hoặc gây kích ứng da. Con bạn có thể sử dụng thuốc trị mụn chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic. Các trẻ có thể sử dụng mỹ phẩm không gây mụn. Điều này không có nghĩa là nó sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông làm nặng thêm mụn trứng cá. Con bạn có thể sử dụng kem chống nắng. Phơi nắng quá nhiều có thể làm khô mụn và thậm chí gây nguy cơ ung thư da và có nhiều loại kem chống nắng không gây mụn và không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

    Khi trải qua những thay đổi này, con bạn sẽ cần một ai đó để chia sẻ. Nếu các bố mẹ không thể giúp con bạn, hoặc trẻ cảm thấy không thoải mái khi nói với bố mẹ, điều này không có nghĩa là con bạn không còn ai để có thể chia sẻ những chuyện đó. Con bạn có thể nói với cô giáo, bạn thân, người mà trẻ tin tưởng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Vân Anh · Ngày cập nhật: 13/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo