Dù nhiều nghiên cứu cho rằng chế độ ăn Keto an toàn với trẻ nhỏ nhưng bạn vẫn nên cân nhắc bởi chế độ ăn này không cung cấp đủ carbohydrate và chất xơ mà cơ thể trẻ cần. Không những vậy, việc loại bỏ toàn bộ một nhóm thực phẩm nào đó ra khỏi chế độ ăn còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này nếu diễn ra trong thời gian dài có thể làm cho trẻ trở nên cáu kỉnh, chậm chạp và không tập trung.
Bên cạnh đó, chế độ ăn Keto còn có thể gây thiếu hụt vitamin, khoáng chất khiến trẻ chậm phát triển, mất cân bằng điện giải, tăng nồng độ cholesterol, tăng lượng đường trong máu.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như táo bón, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn này có thể làm tăng mức chất béo trung tính, gây sỏi thận và làm suy yếu xương ở trẻ em.
Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ, việc cho trẻ thực hiện theo chế độ ăn Keto trong thời gian dài còn có thể khiến trẻ phát triển các hành vi không lành mạnh, ví dụ như rối loạn ăn uống. Chính vì vậy, nếu bạn vẫn muốn trẻ thực hiện chế độ ăn này để giải quyết vấn đề sức khỏe nào đó, tốt nhất mẹ nên thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng.

Chế độ ăn Keto phù hợp với những đối tượng trẻ em nào?
Chế độ ăn Keto thường được đề xuất cho trẻ em bị động kinh để kiềm chế cơn động kinh bùng phát. Ngoài ra, chế độ ăn này cũng được khuyến cáo cho những trường hợp cơ thể trẻ sử dụng glucose không hiệu quả như:
- Hội chứng Dravet: Một rối loạn hiếm gặp đặc trưng bởi triệu chứng động kinh và các vấn đề về phát triển thần kinh. Nguyên nhân của hội chứng này thường là do sự đột biến của một số gene nhất định.
- Hội chứng thiếu chất vận chuyển glucose loại 1 (Glut 1): Hội chứng thiếu protein cần thiết để vận chuyển glucose trong cơ thể.
- Hội chứng thiếu hụt pyruvate dehydrogenase: Đây là một rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể không thể phá vỡ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm đúng cách. Các triệu chứng mà trẻ gặp phải thường là lờ đờ, mệt mỏi cực độ, chán ăn hoặc thở nhanh. Nguyên nhân gây ra bệnh này thường là do đột biến gene PDHA 1 trong cơ thể.
- Hội chứng Lennox Gastaut: Đây là một dạng động kinh nghiêm trọng ở trẻ em, đặc trưng bởi khuyết tật trí tuệ. Tình trạng này có thể xảy ra do thiếu oxy (ngạt khi sinh), nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (CNS) hoặc chấn thương đầu nghiêm trọng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!