Cha mẹ có thể giúp trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc bằng cách:

- Tạo cho trẻ một thói quen đi ngủ nhất quán: Nếu trẻ muốn đi chơi, cần chú ý mức độ hoạt động vừa phải và hạn chế thời gian, nếu không trẻ có nguy cơ bị kích thích quá mức dẫn đến khó ngủ. Có thể bắt đầu những thói quen đơn giản, ngắn gọn bằng cách tắm cho trẻ vào buổi tối, đọc sách/kể chuyện hoặc hát bài hát ru yêu thích trước khi đi ngủ. Nếu thói quen trước ngủ quá phức tạp hoặc mất quá nhiều thời gian, trẻ có thể thấy mệt mỏi và khó thích nghi hơn. Hãy làm theo cùng một lịch trình mỗi tối, ngay cả khi bạn vắng nhà nếu có thể. Bé sẽ sớm hiểu được rằng sau khi tắm nước ấm, masage nhẹ nhàng, mặc bộ đồ ngủ và nghe một bài hát hay câu chuyện êm đềm, bé cần phải đi ngủ. Việc này cũng có thể áp dụng với giấc ngủ ngắn ban ngày.
- Giảm bớt giấc ngủ ngắn ban ngày: Nếu trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày thì điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Bạn nên đánh thức trẻ dậy trước 3 giờ chiều, để có thới gian vui chơi, trẻ đủ mệt khi đến giờ đi ngủ ban đêm. Bạn có thể bỏ giấc ngủ ngắn buổi sáng của trẻ khi bạn nghĩ rằng thời điểm thích hợp đã đến. Con bạn có thể nhanh chóng thích nghi với thói quen mới hoặc có thể quấy khóc vài ngày trước khi quen với giấc ngủ dài hơn vào buổi chiều. Bạn có thể thử xen kẽ giữa các ngày có 2 giấc ngủ ngắn và 1 giấc ngủ ngắn ban ngày đến khi trẻ thích nghi hoàn toàn, tùy thuộc vào lượng giấc ngủ của trẻ vào đêm hôm trước.
- Tạo môi trường ngủ an toàn và thích hợp: Hãy đảm bảo nhiệt độ phòng thích hợp, sử dụng rèm tối màu hoặc đèn ngủ có ánh sáng mờ, giữ phòng ngủ yên tĩnh hoặc mở tiếng ồn trắng để ngăn bớt âm thanh bên ngoài. Chọn nơi ngủ và thời gian ngủ cố định. Tránh việc cho trẻ dùng bất kỳ chất kích thích nào trước khi ngủ, không dùng các thiết bị điện tử hay xem ti vi và tránh các thức ăn giàu đường, cà phê… trước lúc ngủ.
3. Trẻ ngủ muộn có ảnh hưởng gì không, có bị thấp lùn? Những tác động tiêu cực của việc trẻ bị thiếu ngủ là gì?

Trẻ ngủ muộn có ảnh hưởng gì không, có bị thấp lùn, có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là nếu trẻ ngủ muộn có thể sẽ ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến chậm phát triển hệ thần kinh cũng như các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi không ngủ đủ giấc. Điều này có liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng và các vấn đề với hệ thống miễn dịch, nguy cơ tim mạch như béo phì, tiểu đường và tăng huyết áp. Các rối loạn tâm lý cũng được ghi nhận như lo lắng và trầm cảm, dễ cáu kỉnh và hiếu động – triệu chứng giống bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Tình trạng buồn ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng chú ý của con bạn.
Giai đoạn dưới 6 tuổi là lúc trẻ học hỏi, tò mò và phát triển nhiều kỹ năng quan trọng. Về lâu dài, việc trẻ ngủ muộn và thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do chất lượng giấc ngủ kém. Bởi vì giấc ngủ của trẻ có liên quan đến hormone tăng trưởng. Hormone tăng trưởng được tiết ra suốt cả ngày. Nhưng đối với trẻ em, giai đoạn hormone hoạt động mạnh nhất là ngay sau khi bắt đầu giấc ngủ sâu vào buổi tối. Nếu thường xuyên ngủ quá ít hoặc ngủ muộn, hormone tăng trưởng sẽ bị ức chế và nguy cơ thấp lùn có thể xuất hiện.
Bạn có thể xem thêm các bài viết:
Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo độ tuổi và thời gian thức giấc của bé
Có nên cho trẻ ngủ lúc chiều tối? 7 lợi ích bất ngờ cho não bộ và sức khỏe của bé
Trân trọng!
Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!