- Bạn gặp khó khăn trong việc hiểu được những gì trẻ nói
- Trẻ không hỏi và không gọi đồ vật, người hoặc bất cứ thứ gì bằng tên gọi
- Trẻ không thể nhớ được những từ đã học
- Vốn từ của trẻ ít hơn so với hầu hết trẻ 3 tuổi khác. Cụ thể, trẻ 3 tuổi chậm nói thường không sử dụng được ít nhất được 200 từ như trẻ có khả năng nói tốt.
Những nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chậm nói
Trẻ 3 tuổi chậm nói hoặc trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào chậm nói cũng có thể liên quan đến một số vấn đề sau đây:
Trẻ gặp các vấn đề liên quan đến vùng miệng
Trẻ gặp các bất thường về môi, lưỡi hoặc vòm họng, chẳng hạn như hở hàm ếch, thắng lưỡi ngắn, dính thắng lưỡi… có thể ảnh hưởng đến khả năng nói. Bởi vì các vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo ra một số âm thanh nhất định, khiến trẻ khó phát âm thành lời nói.
Trẻ thiếu sự tương tác để kích thích khả năng nói

Ngày nay, trẻ 3 tuổi chậm nói thường do thiếu sự tương tác ở môi trường gia đình. Nếu trẻ bị bỏ bê, thường xuyên ở một mình, không được trò chuyện, tương tác với ba mẹ thì điều này cũng sẽ hạn chế khả năng nói của trẻ.
Rối loạn ngôn ngữ hoặc lời nói
Điều này có thể là do trẻ chậm phát triển (thường do sinh non) hoặc đáng chú ý hơn là do chứng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ, còn gọi là rối loạn vận động lời nói (Childhood Apraxia of Speech – CAS). Đây là một rối loạn liên quan đến não bộ khiến trẻ không thể phối hợp môi, lưỡi và hàm để tạo ra âm thanh của từ ngữ khi nói. Tình trạng này được xem là mất giọng nói. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn vận động lời nói không ảnh hưởng đến khả năng hiểu ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ của trẻ.
Trẻ 3 tuổi chậm nói do suy giảm hoặc mất thính lực
Nếu trẻ không nghe rõ, việc hình thành từ ngữ và phát âm cũng sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, bạn cũng nên quan tâm đến các dấu hiệu mất thính lực ở trẻ em để đưa con đi kiểm tra kịp thời.
Tự kỷ ám thị
Trong một số trường hợp, trẻ 3 tuổi chậm nói có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng tự kỷ. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý thêm liệu trẻ có một số dấu hiệu tự kỷ như ít tương tác xã hội, có những hành vi lặp đi lặp lại, phát ra những âm thanh vô nghĩa hoặc tiếng kêu lặp đi lặp lại, thích chơi một mình… hay không? Nếu chậm nói liên quan đến chứng tự kỷ, trẻ có thể cần được can thiệp sớm bởi các nhà trị liệu ngôn ngữ để cải thiện tình trạng này.
Các vấn đề thần kinh
Một số vấn đề thần kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ, chẳng hạn như bại não, loạn dưỡng cơ hoặc chấn thương sọ não.
Bên cạnh đó, trẻ 3 tuổi chậm nói, nói không rõ ràng cũng có thể liên quan đến sự chậm phát triển về trí tuệ hay còn gọi là thiểu năng trí tuệ. Trong trường hợp này, khả năng ghi nhớ, tiếp thu của trẻ thường kém. Trẻ cũng gặp khó khăn trong việc học các kỹ năng cần thiết như ăn uống, mặc quần áo… và luôn cần sự giúp đỡ của người khác.
Bạn nên làm gì khi nhận thấy trẻ chậm nói?

Hiện nay, trẻ nhỏ thường chậm nói là vì ba mẹ ít tương tác với con trong môi trường gia đình. Nói cách khác, trẻ phụ thuộc quá nhiều vào việc xem ti vi hoặc xem điện thoại thường không thể phát triển khả năng nói, giao tiếp với người khác. Vì vậy, sự tương tác với trẻ nhỏ là rất quan trọng để kích thích con nói được và nói tốt. Nếu trẻ 3 tuổi chậm nói, bạn nên thử một số bí quyết sau để giúp trẻ cải thiện vấn đề này:
- Thường xuyên nói chuyện trực tiếp với con. Ít nhất, bạn có thể kể cho con nghe những gì bạn đang làm. Giọng nói thật của bạn luôn kích thích trẻ nói hơn là âm thanh từ ti vi hoặc điện thoại.
- Khi chơi cùng con, bạn nên thường xuyên chỉ vào đồ vật hoặc bất kỳ thứ gì và nói các tên gọi tương ứng. Bạn có thể làm điều này với các bộ phận cơ thể người (mắt, mũi, miệng…), đồ chơi, màu sắc, vật nuôi (chó, mèo, gà…) hoặc đồ nội thất trong nhà (bàn, ghế, tủ quần áo…).
- Duy trì thói quen đọc truyện cho con nghe. Bạn nên tận dụng sách có tranh ảnh và nói nhiều hơn về những bức tranh khi kể chuyện cho con.
- Cho trẻ nghe nhạc, song song đó là tập cho con hát những bài hát ngắn, đơn giản và dễ lặp lại.
- Ngay cả khi bạn đoán được trẻ đang muốn gì cũng không nên đáp ứng ngay. Thay vào đó, bạn nên để trẻ cố gắng tự nói ra nhu cầu của mình bằng lời nói.
- Khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn bằng cách tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với các bé khác, đặc biệt là các bé có khả năng nói tốt.
- Khi có người đặt câu hỏi cho trẻ, bạn nên để trẻ tự trả lời câu hỏi đó. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên thường xuyên đặt câu hỏi và đưa ra những lựa chọn cho con. Đương nhiên, bạn cần quan tâm trẻ sát sao, kiên nhẫn khi trẻ cố gắng nói chuyện, đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của bạn.
Nhìn chung, bạn không cần quá lo lắng khi trẻ 3 tuổi chậm nói. Hầu hết trường hợp, bạn hoàn toàn có thể hỗ trợ con phát triển khả năng nói nếu có đủ sự kiên nhẫn và quan tâm. Tuy nhiên, đôi khi trẻ chậm nói có thể liên quan đến vấn đề thần kinh, mất thính giác, tự kỷ, rối loạn vận động lời nói… Vì vậy, nếu nghi ngờ và lo lắng trẻ chậm nói là do những vấn đề này thì bạn nên đưa con đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và lựa chọn điều trị đúng phương pháp.
Có thể bạn quan tâm: “Giải mã” những nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chưa biết nói
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!