Trẻ nhỏ nghiến răng khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu bạn lơ là để tình trạng này kéo dài có thể làm thay đổi trật từ răng, phá hủy men răng và làm ảnh hưởng đến khớp hàm của bé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Trẻ nhỏ nghiến răng khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu bạn lơ là để tình trạng này kéo dài có thể làm thay đổi trật từ răng, phá hủy men răng và làm ảnh hưởng đến khớp hàm của bé.
Theo các chuyên gia, khoảng 38% trẻ em có thói quen nghiến răng khi ngủ ở độ từ 3, 5 đến 6. Trẻ nghiến răng khi ngủ có phải là do bệnh? Nếu thấy trẻ nghiến răng khi ngủ thì nên làm gì, có cần đưa trẻ đi khám ngay? Xem ngay những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để hiểu hơn về tình trạng trẻ em ngủ nghiến răng.
Bé ngủ nghiến răng là tình trạng hai hàm răng của trẻ nghiến chặt vào nhau và phát ra âm thanh ken két. Hiện các chuyên gia vẫn chưa xác định được “thủ phạm”, tuy nhiên, một số lý do dưới đây có thể là nguyên nhân:
Hành động nghiến răng khi ngủ ở trẻ em có thể là cách để cơ thể đối phó với những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng…
Mọc răng cũng liên quan đến thói quen ngủ nghiến răng ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do hành động nghiến răng có thể giúp trẻ giảm đau.
Trẻ nghiến răng khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo lệch khớp cắn. Bởi nếu khớp cắn bị lệch, trẻ có thể cảm thấy khó chịu khi cơ hàm khép lại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa sai lệch khớp cắn và nghiến răng có một mối quan hệ mật thiết. Khoảng 12,75% số trẻ mắc phải cả 2 vấn đề này.
Một nghiên cứu khác chứng minh rằng dị ứng có thể làm trẻ nghiến răng. Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghi ngờ rằng việc nghiến răng có thể giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu do bị dị ứng.
Một nghiên cứu cho thấy trẻ bị nhiễm giun kim thường có thói quen nghiến răng. Lý do là loại ký sinh trùng này sẽ tiết ra một loại độc tố khiến cơ thể bị căng thẳng, dẫn đến việc bé ngủ hay nghiến răng.
Các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng nghiến răng ở trẻ nhỏ.
Một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bố mẹ phát hiện sớm chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ:
Dưới đây là một mẹo chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em mà mẹ có thể thử:
Trẻ ngủ nghiến răng thường có liên quan đến dinh dưỡng kém, thiếu canxi và magiê, những chất này có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động của hệ thần kinh. Để không gặp phải tình trạng này, bạn hãy thêm sữa, rau chân vịt và các loại rau có màu xanh đậm vào chế độ ăn của trẻ.
Đây là một dụng cụ được đặt bên trong miệng để ngăn không cho hai hàm răng chạm vào nhau. Bạn có thể cho trẻ sử dụng trước khi đi ngủ và gỡ ra vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần hỏi ý kiến nha sĩ.
Tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ sản xuất endorphin, một loại hormone giúp giảm đau tự nhiên. Khi cơ thể không còn căng thẳng, thói quen nghiến răng cũng sẽ giảm.
Đa số trẻ sẽ bỏ thói quen nghiến răng khi lớn và khi răng vĩnh viễn mọc. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ lớn cũng mắc phải tình trạng này. Điều này có thể là do lo lắng và trẻ sẽ bỏ được nếu lo lắng được gỡ bỏ. Cũng có khi bố mẹ chỉ phát hiện được tình trạng nghiến răng khi trẻ đã bị các biến chứng nguy hiểm.
Một số vấn đề có thể xảy ra nếu trẻ nghiến răng khi ngủ trong thời gian dài như:
Nếu bạn đã thử tất cả các phương pháp trên mà thói quen nghiến răng của trẻ vẫn còn, hãy đưa trẻ đến nha sĩ khám. Nghiến răng sẽ biến mất khi trẻ lớn lên. Do đó, bạn đừng quá lo lắng nếu bé cưng gặp phải tình trạng này.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!