backup og meta

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Trẻ nhỏ thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, táo bón… hay nghiêm trọng hơn là hội chứng ruột kích thích ở trẻ em. Hội chứng ruột kích thích gây ra những rối loạn trong hệ tiêu hóa của trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển bình thường của bé.

Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để hiểu rõ hơn về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em.

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em là gì?

Hội chứng ruột kích thích là một chứng rối loạn lâu dài (mãn tính) ảnh hưởng đến ruột già hoặc ruột kết. Cụm từ hội chứng ruột kích thích (IBS) được dùng để mô tả một nhóm các triệu chứng xảy ra cùng nhau, bao gồm đau bụng lặp đi lặp lại và thay đổi nhu động ruột, có thể là tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai.

Với IBS, trẻ có những triệu chứng này của bệnh không có bất kỳ dấu hiệu tổn thương hoặc bệnh tật rõ ràng nào trong đường tiêu hóa. Đại tràng vẫn “trông có vẻ” bình thường, nhưng lại không hoạt động theo cách bình thường.

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em khiến tất cả các trẻ em đều bị đau bụng thường xuyên và hầu hết sẽ bị táo bón (phân cứng và rất khó đi) hoặc tiêu chảy (phân lỏng và chảy nước). Đôi khi, trẻ mắc hội chứng ruột kích thích có thể cảm thấy không thể ngừng đi toilet. Ngược lại, một số trẻ khác lại cảm thấy đầy hơi, phân có thể mắc kẹt bên trong và làm con bạn khó chịu.

Nhìn chung, triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở trẻ em ở mỗi trẻ có thể khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau bụng tái đi tái lại nhiều lần
  • Thay đổi thói quen đại tiện, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón
  • Buồn nôn
  • Cảm thấy chóng mặt
  • Ăn mất ngon
  • Đầy hơi
  • Chuột rút
  • Có cảm giác phân vẫn còn trong người sau khi đi tiêu
  • Có chất nhầy trong phân

Những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích trẻ em thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi có những bất thường trong hệ tiêu hóa của bé.

hội chứng ruột kích thích ở trẻ

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở trẻ em vẫn chưa được các nhà khoa học tìm thấy, mặc dù bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình.

Tuy nhiên, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến trẻ em mắc hội chứng ruột kích thích. Căng thẳng làm tăng tốc độ của ruột già và làm chậm tốc độ dạ dày của trẻ. Trẻ cảm thấy căng thẳng cũng có thể kích thích bệnh, chẳng hạn như con của bạn có một kì thi rất quan trọng vào ngày mai và trẻ thực sự lo lắng về điều đó. Một ví dụ khác là một đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ của mình cãi nhau và bắt đầu cảm thấy lo lắng.

Những gì mà trẻ ăn cũng có thể là chất kích thích bệnh, nhưng nó có thể khác nhau đối với từng đứa trẻ. Ví dụ, một chế độ ăn giàu chất béo có thể ảnh hưởng xấu đến một số trẻ em. Thức uống có nhiều đường có thể gây tiêu chảy ở những trẻ em khác. Ăn nhiều thức ăn cay hay ăn quá nhiều thức ăn cũng gây ra hội chứng ruột kích thích. Nếu trẻ mắc hội chứng ruột kích thích, bố mẹ hãy hạn chế trẻ ăn những loại thực phẩm này nhé.

Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ

Nếu trẻ mắc IBS nặng, bác sĩ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc để giảm đau, cũng như giúp điều trị đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.

Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất đối với trẻ mắc hội chứng ruột kích thích ở trẻ em là cố gắng tìm hiểu những hành động có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn và tránh những điều đó.

Cho con viết nhật kí về những gì mình đã ăn hàng ngày là một cách để hạn chế hội chứng ruột kích thích ở trẻ em. Trẻ em cũng có thể viết ra những điều khi chúng đang cảm thấy đặc biệt lo lắng, như trước một kỳ thi lớn, để xem nó có làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn không.

Mặc dù thức ăn gây ra hội chứng ruột kích thích của mỗi đứa trẻ có thể khác nhau một chút, nhưng dưới đây là món ăn hoặc cách ăn phổ biến nhất là “thủ phạm” gây hội chứng ruột kích thích ở trẻ em:

  • Trẻ thường ăn quá no, quá nhiều;
  • Trẻ thường ăn thực phẩm cay;
  • Trẻ thường thích những thực phẩm giàu chất béo;
  • Trẻ thường ăn sô-cô-la;
  • Một số sản phẩm từ sữa như kem hoặc pho mát.

Ngoài ra, những món con bạn không ăn cũng có thể dẫn đến các triệu chứng hội chứng ruột kích thích gồm trái cây, rau quả, thực phẩm nhiều chất xơ như đậu và bắp nổ. Đây là các món có thể giúp giữ cho ruột hoạt động đúng cách. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

IBS http://kidshealth.org/en/kids/ibs.html Ngày truy cập 22/8/2016
Irritable Bowel Syndrome in Children https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/irritable-bowel-syndrome-children Ngày truy cập: 23/11/2022
Irritable Bowel Syndrome (IBS) in Children https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/i/irritable-bowel-syndrome-ibs-in-children.html Ngày truy cập: 23/11/2022
Irritable Bowel Syndrome in Children https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/irritable-bowel-syndrome-ibs/irritable-bowel-syndrome-in-children Ngày truy cập: 23/11/2022
Irritable Bowel Syndrome https://www.childrenshospital.org/conditions/ibs Ngày truy cập: 23/11/2022
Irritable Bowel Syndrome in Children https://www.chop.edu/conditions-diseases/irritable-bowel-syndrome-children Ngày truy cập: 23/11/2022

Phiên bản hiện tại

23/11/2022

Tác giả: Bích Hà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 23/11/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo