Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa? Mẹ đã biết hay chưa?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu · Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


Tác giả: Nhi Bui · Ngày cập nhật: 10/01/2023

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

    TÀI TRỢ BỞI:

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa? Mẹ đã biết hay chưa?
    Quảng cáo

    Sữa là nguồn dinh dưỡng chính trong giai đoạn đầu đời của trẻ, nhưng cũng có thể là nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện của trẻ bị rối loạn. Do đó, rất nhiều mẹ thắc mắc rằng: khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không?

    Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiều về vấn đề này thông qua bài viết bên dưới và tích lũy thêm một số mẹo để chăm sóc con tốt hơn mẹ nhé.

    Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa

    Sau đây là các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết được bé con của mình đang bị rối loạn tiêu hóa:

    • Đau bụng
    • Buồn nôn
    • Nôn mửa
    • Tiêu chảy
    • Táo bón
    • Đầy hơi

    Nhìn chung, đa số các biểu hiện trên sẽ nhẹ và nhanh chóng biến mất sau khi thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp hơn. Thế nhưng, khi các biểu hiện trên không khỏi mà tiến triển thêm một số triệu chứng sau thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt:

    • Xuất hiện dấu hiệu mất nước do nôn quá nhiều hoặc tiêu chảy nhiều lần. Thêm vào đó, con còn có các biểu hiện bao gồm giảm đi tiêu, môi khô, giảm năng lượng và trông con có vẻ mệt lả người.
    • Đau bụng dữ dội hoặc kéo dài hơn hai tuần và không hề thuyên giảm.
    • Các triệu chứng khi đi tiêu như: đi bị đau, trong phân có máu, đi tiêu nhiều lần hơn bình thường hoặc phải rặn nhiều khi đi tiêu.
    • Biểu hiện khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản gồm: biếng ăn, hay bị trớ hoặc ói dịch vàng dịch xanh, ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực sau xương ức, đau bụng kéo dài hoặc các triệu chứng đường hô hấp do biến chứng trào ngược như gây ra tình trạng khò khè kéo dài
    • Nôn khan liên tục hoặc nôn tất cả mọi thứ trong, trước và sau bữa ăn

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?

    Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có từng đáp án riêng biệt cho câu hỏi trên. Vậy nên, mẹ hãy lưu ý những tình huống sau để có thể tìm được cách xử lý tốt nhất cho con:

    Trẻ bú sữa mẹ

    trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa

    Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ nên cho trẻ bú sữa trong 6 tháng đầu đời vì đây là nguồn thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặt khác, sữa mẹ cũng là một loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Tuy nhiên, chế độ ăn uống của mẹ sẽ có lúc ảnh hưởng đến nguồn sữa và gây ra triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Điều này khiến nhiều mẹ băn khoăn không biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa mẹ. Lúc này, việc mẹ cần làm là:

    • Thay đổi chế độ ăn uống thanh đạm hơn, hạn chế những thức ăn quá nhiều dầu mỡ, thức ăn dễ gây đầy hơi như cải bắp, các loại đậu….
    • Theo dõi tần suất đi tiêu của trẻ khi thay đổi chế độ ăn để đảm bảo bệnh tình đã thuyên giảm đáng kể.
    • Tiếp tục cho con bú với tần suất thường xuyên hơn bình thường để giảm nguy cơ mất nước nếu trẻ bị đi tiêu nhiều lần
    • Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho con uống dung dịch bù nước giữa các cữ bú nếu bị tiêu chảy hoặc sử dụng men tiêu hóa bổ sung. Lưu ý là các biện pháp này có thể dừng lại khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

    Trẻ bú bình

    Trong giai đoạn này, bên cạnh sữa mẹ và một số thức ăn đặc, nhiều bé sẽ còn được cho bú thêm sữa công thức hoặc sữa bò. Khi tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra, mẹ cần tìm kiếm nhanh nguyên nhân gây ra, ví dụ như:

    Đối với những nguyên nhân dị ứng hoặc thiếu men tiêu hóa, mẹ có thể chuyển đổi những loại sữa không chứa các thành phần đó và cho trẻ tập làm quen sau khi đã điều trị vấn đề tiêu hóa ổn định. Ngược lại, nếu trẻ uống sữa công thức mới mà bị rối loạn tiêu hóa thì mẹ nên ngưng sử dụng sản phẩm đó và thay thế một loại sữa khác phù hợp hơn. Lưu ý là mẹ nên cho trẻ uống nhiều lần với một lượng nhỏ để theo dõi phản ứng, rồi mới chuyển sang sử dụng thường xuyên. Trong một số trường hợp, trẻ cần phải nhập viện để theo dõi những phản ứng khi cho trẻ uống sữa lại.

    Trẻ ăn thức ăn rắn

    Thực phẩm có thể là một trong những nguyên nhân gây rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ. Việc tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa có thể là tác nhân khiến cho tình trạng rối loạn trở nên nghiêm trọng hơn vì đường lactose hoặc thành phần đạm sữa bò không được tiêu hóa đúng cách. Không những vậy, trong giai đoạn đầu đời, cấu trúc và chức năng hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện, số lượng lợi khuẩn trong đường ruột còn rất hạn chế. Điều này dẫn đến việc trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện về thể chất.

    Do đó, khi lựa chọn sữa, mẹ nên ưu tiên chọn sữa dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh và có bổ sung chất xơ giúp hỗ trợ phát triển đường ruột khỏe mạnh. Loại sữa mà bạn chọn nên có thành phần chứa nhiều chất xơ tự nhiên GOS và 5 loại nucleotide bởi đây là những thành phần giúp kích thích sự phát triển của vi sinh vật có lợi trong đường ruột, cân bằng hệ vi sinh, từ đó củng cố hệ thống miễn dịch đường ruột, nâng cao sức đề kháng của trẻ. Mùi vị sữa cũng là một trong những vấn đề mẹ cần quan tâm khi lựa chọn sữa cho con, vị thanh nhạt, gần giống như sữa mẹ giúp bé uống ngon miệng hơn, không chứa đường sucrose giúp phòng tránh tình trạng sâu răng, giảm nguy cơ béo phì ở trẻ.

    Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chọn những loại sữa được sản xuất theo quy trình hiện đại từ nguồn sữa chất lượng cao với ưu điểm xử lý nhiệt nhẹ một lần. Điều này sẽ giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, giúp bé hấp thu dưỡng chất nhanh chóng, dễ dàng, hạn chế kích ứng hơn so với sữa có nhiều lần xử lý nhiệt khiến đạm bị biến tính, gây khó tiêu.

    Friso Gold

    Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ không nên ăn gì?

    trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa

    Dưới đây là danh sách các thực phẩm mẹ nên hạn chế ăn nếu đang cho con bú hoặc hạn chế cho bé ăn (nếu bé đã ăn giỏi) khi hệ tiêu hóa của con đang bị rối loạn:

    • Thực phẩm chiên: Đây là nhóm thực phẩm có chứa ít chất xơ, nhiều chất béo và khó tiêu hóa. Do đó, mẹ nên tránh đồ chiên rán cho bé/mẹ trong một thời gian.
    • Thực phẩm chế biến sẵn: Đây là nhóm thực phẩm nên hạn chế dù bé có đang bị rối loạn tiêu hóa hay không. Các chuyên gia cho rằng, nhóm này thường chứa chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo, những hợp chất không tốt có nguy cơ khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ gặp vấn đề.
    • Đồ ăn nhiều chất béo: Thực phẩm béo kích thích các cơn co thắt trong đường tiêu hóa, có thể làm chậm quá trình rỗng của dạ dày, từ đó làm tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Mặt khác, nhóm thực phẩm này cũng tăng tốc độ di chuyển nhưng lại khó tiêu nên cũng khiến bé bị tiêu chảy.
    • Thực phẩm có chứa axit: Nước sốt cà chua hoặc các loại trái cây họ cam quýt có tính axit, có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra/làm trầm trọng hơn các vấn đề về tiêu hóa.

    Trên đây là các đáp án giúp mẹ giải đáp thắc mắc “trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?”. Hy vọng Hello Bacsi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho hành trang nuôi dạy con của các mẹ.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

    Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


    Tác giả: Nhi Bui · Ngày cập nhật: 10/01/2023

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo