Sốt không phải một căn bệnh và không phải lúc nào cũng gây hại. Đôi lúc sốt được xem là một dấu hiệu tốt vì nó cho thấy cơ thể con bạn đang kháng lại với tình trạng nhiễm khuẩn. Không phải mọi cơn sốt đều cần phải hạ sốt. Tuy nhiên, những cơn sốt cao có thể khiến con bạn khó chịu và gây ra mất nước.
Sốt là gì?
Sốt do vùng hạ đồi ở não đang điều khiển thân nhiệt của bé tăng lên (vùng hạ đồi còn điều khiển cảm giác đói và khát). Vùng này sẽ biết được chính xác nhiệt độ nào là cần thiết cho cơ thể và gửi tín hiệu đến toàn bộ cơ thể. Trong trường hợp bất thường, não bộ sẽ yêu cầu thay đổi nhiệt độ nhằm cản trở sự phát triển của vi khuẩn hoặc virus trong quá trình viêm nhiễm. Một số nhà khoa học tin rằng nhiệt độ cao có thể kích thích một số loại enzyme trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, giúp cơ thể mạnh hơn. Bạn có thể dùng nhiệt kế để kiểm tra xem trẻ có bị sốt hay không.
Nguyên nhân dẫn đến sốt
Hầu hết sốt là sự ảnh hưởng do viêm nhiễm hoặc các bệnh lý khác. Các trường hợp thông thường dẫn đến sốt như:
- Viêm phổi
- Cảm
- Mọc răng
- Viêm tai
- Bệnh sốt phát ban
- Viêm amidan
- Viêm thận hay nhiễm trùng đường tiết niệu
- Các bệnh trẻ hay mắc như thủy đậu hay ho gà.
Nhiệt độ của trẻ còn có thể tăng sau khi tiêm vắc xin hoặc ngủ quá nhiều hay mặc nhiều lớp quần áo.
Làm thế nào để nhận ra trường hợp khẩn cấp?
Liên hệ với bác sĩ nhi khoa ngay lập tức nếu con bạn có dấu hiệu:
- Dưới ba tháng tuổi và sốt bằng hoặc trên 38oC (101oF).
- Giữa 3 đến 6 tháng tuổi và sốt bằng hoặc trên 39oC (102oF).
Khi có những dấu hiệu này, bạn nên đến phòng cấp cứu ngay nếu con của bạn: